SELECT MENU

Gỗ HDF: Ưu nhược điểm, ứng dụng & phân loại gỗ HDF

Kiến thức 3623

Có lẽ với nhiều người đang có nhu cầu mua đồ nội thất từ gỗ công nghiệp đã không ít lần nghe nhắc đến loại ván HDF. Vậy bạn đã biết gì về gỗ HDF? Những điều nên biết về cốt gỗ HDF tại Việt Nam? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sàn gỗ HDF lõi trắng

Sàn gỗ HDF lõi trắng chất lượng có tỷ trọng bột gỗ từ 850 – 900kg/m3.

Nội dung bài viết

Gỗ HDF là gì?

HDF (High Density Fiberboard) là vật liệu gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất nội thất. Thành phần chủ yếu của loại ván này là bột gỗ cùng với một lượng nhỏ keo kết dính. Tấm ván được phân biệt với các loại ván dăm ở mật độ bột gỗ cao và độ mịn của bề mặt. Tấm ván HDF hiện đang được đánh giá là vật liệu có độ bền cao nhất trong các loại ván công nghiệp MFC hay MDF.

HDF là vật liệu gỗ công nghiệp sản xuất ra ván sàn

HDF là vật liệu gỗ công nghiệp sản xuất ra ván sàn sử dụng cho các công trình hiện đại

Đặc điểm của sàn gỗ HDF

Được ưa chuộng sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau, gỗ tấm HDF có nhiều đặc điểm nổi bật so với các loại ván dăm đáp ứng được yêu cầu sử dụng cao của nhiều hạng mục.

Bề mặt cốt gỗ HDF

Đặc điểm nhận dạng cốt gỗ HDF so với các loại khác là ở bề mặt

  • Điểm dễ nhận dạng cốt gỗ HDF so với các loại khác là ở bề mặt. Bề mặt ván mịn và nhẵn, hầu như không còn các sợi gỗ dăm. Bề mặt nhẵn giúp tấm ván dễ dàng tương thích với các lớp phủ trang trí trên bề mặt.
  • Tỷ trọng nén của cốt gỗ cực kỳ cao. Độ nén của lõi HDF trung bình từ 800kg/m3 – 900kg/m3 gấp đôi các loại ván MDF chỉ khoảng 450kg/m3.
  • Nhờ độ nén cao mà loại ván này có độ bền rất cao, khả năng chịu lực tốt. Khó bị biến dạng khi chịu lực va đập mạnh.
  • Theo đánh giá khách quan thì ván gỗ HDF cũng có khả năng chịu nước tốt hơn các loại ván dăm mật độ gỗ thưa.

Ưu nhược điểm của ván gỗ HDF

Nếu bạn đang tìm hiểu về vật liệu ván gỗ High Density Fiberboard thì chắc chắn không thể bỏ qua việc cân nhắc những ưu nhược điểm của vật liệu này. Ván gỗ HDF có khá nhiều ưu điểm, nên nếu không thể ghi nhớ hết chúng, bạn có thể lưu lại những thông tin dưới đây.

Ưu điểm

Cốt gỗ HDF của các dòng sàn trên thị trường hiện nay thường có tỷ trọng trong khoảng 800 – 850kg/m3. Tuy nhiên, đối với các dòng sàn Malaysia thì tỷ lệ bột gỗ cao hơn từ 850 – 910kg/m3. Do đó, với các dòng sàn sản xuất từ đất nước này đảm bảo độ nén tỷ trọng khá cao mang lại độ bền vượt trội suốt vòng đời sử dụng.

Tỷ trọng nén cốt gỗ tiêu chuẩn

Cốt gỗ đạt tiêu chuẩn luôn đảm bảo độ nén có tỷ trọng ổn định từ 850 – 900kg/m3

  • Độ mịn cao, dễ dàng tương thích với nhiều loại vật liệu phủ bề mặt.
  • Độ đặc cao phù hợp cho mọi công trình với thiết kế cầu kỳ.
  • Có khả năng chịu được tải trọng lớn, phù hợp làm nguyên liệu sản xuất các vật liệu như sàn gỗ, tủ bếp, bàn ghế,…
  • Chịu nước tốt khi tiếp xúc với độ ẩm, giúp đồ nội thất có tuổi thọ cao bền bỉ.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Độ nén cao giúp cốt gỗ chống lại được sự tấn công của côn trùng như mối, mọt.
  • Tận dụng nguồn nguyên liệu vụn gỗ trong quá trình chế biến gỗ tự nhiên. Một sản phẩm thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm chinh phục người dùng, nhưng loại ván này cũng có một số nhược điểm không đáng kể như:

  • Sản phẩm chất lượng cao nên giá thành cũng có phần nhỉnh hơn các loại ván dăm khác.
  • Trong thành phần cấu tạo vẫn sử dụng một lượng keo kết dính nhất định, nếu không kiểm soát chặt chẽ trong mức an toàn thì chất formol (E) trong keo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Phân loại gỗ HDF

Mặc dù khá phổ biến trên thị trường nhưng không phải ai cũng có thể lựa chọn đúng và phân biệt được các loại ván HDF bởi vật liệu này được chia thành nhiều loại khác nhau. Có thể đề cập đến những loại phổ biến sau:

Phân loại theo cốt gỗ

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại cốt gỗ HDF được người dùng biết đến đó là HDF lõi trắng tự nhiên, HDF lõi xanh, HDF lõi đen. Mỗi loại cốt gỗ sẽ có những tính năng khác nhau. Cụ thể như sau:

Gỗ HDF lõi trắng tự nhiên

Đây là loại phổ biến nhất và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Loại này có đặc điểm nhận dạng đó là lõi gỗ có màu trắng ngà của gỗ tự nhiên, bề mặt mịn, không có dăm gỗ. Ván gỗ HDF lõi trắng đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn của tấm ván sàn gỗ nhập khẩu chất lượng cao.

Gỗ HDF lõi trắng tự nhiên

HDF lõi trắng càng chất lượng thì bề mặt ván càng mịn, không bụi, không có dăm gỗ

Gỗ HDF lõi xanh

Một loại khá đặc biệt khác đó là ván gỗ HDF lõi xanh. Loại này ít phổ biến hơn loại lõi trắng. Chúng có màu xanh lá đặc trưng để dễ phân biệt với các loại khác. Loại này có đặc điểm nổi bật hơn đó là độ đặc cao, có khả năng chịu nước tốt hơn loại thường. Tuy nhiên, người mua nên hết sức cẩn trọng khi quyết định mua loại ván này. Bởi loại ván cao cấp này yêu cầu dây chuyền sản xuất hiện đại để đem tới chất lượng vượt trội hơn, nên không nhiều nhà máy có thể đáp ứng được. Những loại ván được quảng cáo lõi xanh trôi nổi trên thị trường có thể là loại ván thường được nhuộm phẩm màu để qua mắt khách hàng, bán với giá cao. Chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính an toàn cho sức khỏe do chứa chất nhuộm công nghiệp trong lõi ván.

cốt gỗ HDF lõi xanh

Đa phần các loại cốt gỗ HDF lõi xanh trên thị trường hiện nay đều nhuộm màu công nghiệp

Gỗ HDF lõi đen

Loại này thuộc nhóm ván cực kỳ hiếm. Ván HDF lõi đen là dòng sản phẩm cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Chúng được nén ép dưới áp lực rất cao trên 1000kg/m3 khiến ván lõi đen có khả năng siêu chịu nước và chịu ngoại lực tác động cực kỳ cao. Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn cũng cần hết sức tỉnh táo khi lựa chọn loại ván này bởi nếu không đánh giá kỹ có thể sẽ phải mua hàng nhái với mức giá không xứng đáng.

Phân loại theo bề mặt

Để phân loại theo tiêu chí bề mặt thì có thể chia thành ba loại đó là ván HDF veneer, HDF phủ Melamine, gỗ HDF phủ Laminate. Mỗi loại cũng sẽ có những đặc điểm và tính chất không giống nhau.

Ván HDF veneer

Là tấm HDF có bề mặt được phủ bằng một lớp gỗ tự nhiên lát mỏng để trang trí. Loại này có giá thành khá rẻ bởi có nhiều nhược điểm đó là lớp gỗ mỏng dễ bị trầy xước, chịu nước kém, dễ phai màu.

Gỗ HDF phủ Melamine

Loại này có mức giá tầm trung. Bề mặt được phủ lớp phim Melamine mỏng chịu xước khá tốt, có độ bóng đẹp mắt. Tuy nhiên vẫn có nhược điểm đó là khá mỏng, dễ phồng rộp khi bị ngấm nước.

Gỗ HDF phủ Melamine

Gỗ HDF phủ Melamine thường chỉ được sử dụng cho việc sản xuất đồ nội thất nhà bếp

Gỗ HDF phủ Laminate

Được đánh giá là loại ván công nghiệp có tính thẩm mỹ tốt nhất hiện nay. Gỗ HDF Laminate có khả năng chống xước tốt, độ bóng cao và với cấu tạo nhiều lớp giấy xếp chồng lên nhau tạo cho loại ván này có khả năng chống phai màu tốt.

Mỗi loại cốt HDF sẽ có mức giá thành khác nhau. Vì vậy, để chọn đúng loại, đúng mục đích sử dụng và đúng giá người dùng nên ghi nhớ những cách phân loại trên đây.

Ứng dụng của gỗ HDF trong sản xuất nội thất

Từ trước đến nay, gỗ công nghiệp được đánh giá rất cao về chất lượng cũng như tính ứng dụng đa dạng của nó. Gỗ HDF thường được sử dụng chủ yếu trong ngành làm sàn gỗ hoặc dùng để đóng đồ nội thất trong nhà, thậm chí có thể dùng trong một số hạng mục ngoài trời. Bởi tính ổn định và mật độ sợi gỗ cao, tỷ trọng cốt gỗ khá chắc nặng nên đa số các thương hiệu ván sàn nhập khẩu đều cần đến gỗ HDF trong ngành sản xuất ván gỗ của mình.

Sàn gỗ HDF

Gỗ HDF hội tụ đủ đầy đủ các ưu điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp như khả năng chống nước thấm nước cao, chống mối mọt tốt, chịu lực tác động tốt, không cong vênh, biến dạng trong những khu vực có điều kiện thời tiết và khí hậu thất thường và khắc nghiệt như ở Việt Nam, chống cháy lan, chống trầy xước hiệu quả, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Do đó, HDF được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc sản xuất sàn gỗ tại Việt Nam cũng như các nước phát triển trên thế giới như Malaysia, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, …

Sàn gỗ cao cấp sử dụng cốt gỗ HDF

Hầu hết các dòng sàn gỗ cao cấp đều sử dụng cốt gỗ HDF

Tủ bếp gỗ HDF

Không gian bếp là là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và chịu nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng. Do vậy, gỗ công nghiệp được cho rằng không phù hợp với khu vực này bởi khả năng chống thấm và cách chịu nhiệt hạn chế của nó. Tuy nhiên, với vật liệu gỗ HDF thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này, bởi chúng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của khu vực bếp.

Tủ quần áo gỗ HDF

Cũng giống như tủ bếp HDF, tủ quần áo làm bằng gỗ HDF cũng được nhiều gia chủ tin dùng bởi sở hữu nhiều ưu điểm cần thiết và nổi bật như có độ bền cao, chịu lực tốt, chịu tỷ trọng cao. Đặc biệt, làm tủ quần áo bằng gỗ HDF cho độ thẩm mỹ rất cao, mang lại giá trị sang trọng cho toàn bộ không gian phòng ngủ của bạn, lại rất an toàn cho người dùng.

Làm các loại cửa HDF cao cấp

Ván HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt lại rất bền nên hoàn toàn phù hợp trong sản xuất các loại cửa. Đặc biệt, trọng lượng của cốt gỗ HDF thường không quá nặng, trung bình nên giúp giảm tải trọng cho công trình, tránh được tình trạng cửa bị sụp, bị xê dịch trong quá trình sử dụng. Cửa gỗ HDF cũng dễ dàng thi công và lắp đặt, tối ưu chi phí tối đa cho gia chủ. Và hiện nay, có rất nhiều gia đình lựa chọn gỗ HDF để làm các loại cửa cho không gian nhà mình.

Chất liệu HDF đã trở thành chuẩn mực trong các công trình công nghiệp hay dân dụng ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nha, … Và ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. HDF là sản phẩm mang tính cách mạng công nghiệp trong sản xuất và xử lý gỗ.

Tham khảo thêm: Phong cách Minimalism là gì? Nguyên tắc ứng dụng phong cách tối giản

Bảng giá gỗ HDF mới nhất 2022

Khách hàng đang có nhu cầu tìm mua ván gỗ HDF với giá tốt nhất, đảm bảo chất lượng cao nhất? Người tiêu dùng không biết mua ở đâu, đơn vị nào uy tín, minh bạch thông tin sản phẩm và có chính sách bảo hành rõ ràng? Tuvansango.com gửi đến người tiêu dùng bảng giá gỗ HDF mới nhất hiện nay, khách hàng có thể tham khảo:

Kiểu bề mặt Kích thước Giá
Đa dạng màu trắng, xanh, vàng, trắng sữa, cam, đỏ, …. 2.3 mm ≤ 150.000đ
2.5 mm ≤ 160.000đ
3 mm ≤ 160.000đ
4 mm ≤ 180.000đ
4.75 mm ≤ 180.000đ
Vân gỗ 5 mm ≤ 180.000đ
Vân gỗ, trơn 5.5 mm ≤ 200.000đ
6 mm 225. 000đ
7 mm ≥ 235. 000đ
8 mm ≥ 245. 000đ
9 mm ≥ 255. 000đ
11 mm ≥ 265. 000đ
12 mm 317. 000đ
15 mm 370. 000đ
Trắng, xám, xám nhẹ, xanh, vân gỗ cao cấp 17 mm 420. 000đ
18 mm ≥ 420.000đ
21 mm ≥ 450.000đ
25 mm ≥ 470.000đ

So Sánh gỗ HDF và MDF

Thực tế cho thấy, HDF (High Density Fibreboard hay còn gọi Hardboard) cũng giống như MDF đều được cấu tạo bởi sợi gỗ nhân tạo. Đây là sản phẩm có chất lượng, độ bền và cơ lý tốt hơn rất nhiều vì tỉ trọng trung bình lên đến 900kg/ m3, trong khi MDF có tỉ trọng trung bình chỉ ở mức 680kg/ m3 – 730kg/ m3, MDF chống ẩm vào khoảng 800kg/ m3. HDF được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sàn gỗ hay cửa gỗ cao cấp. MDF chủ yếu sản xuất làm đồ nội thất như bàn ghế, quầy bar, tủ bếp, kệ, … Khẳng định rằng HDF và MDF hoàn toàn khác nhau nên mục đích sử dụng cũng hoàn toàn không giống nhau.

Tiêu chí đánh giá HDF MDF
Cấu tạo Được tạo thành bởi 80-85% từ gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia giúp tăng độ cứng và kết dính cho gỗ, đạt chuẩn E1. Được tạo thành từ bột sợi gỗ dưới 50% sợi gỗ tự nhiên, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ như thành phần chống mối mọt, chống mốc, bột độn vô cơ.
Tỉ trọng 800 – 950kg/m3 550 – 700kg/m3
Giá cả Từ 150.000đ đến 500.000đ tùy quy cách Từ 54.000đ đến dưới 500.000đ tùy quy cách, tùy chất lượng.
Ứng dụng Làm sàn gỗ hay cửa gỗ cao cấp. Chế tác đồ đội thất thông dụng như bàn ghế, quầy bar, tủ bếp, kệ,…
Độ bền Có tuổi thọ lên tới hơn 15 năm trong điều kiện sử dụng bình thường. Tuổi thọ trung bình dưới 10 năm trong điều kiện sử dụng bình thường không tiếp xúc độ ẩm hoặc nước.

Những điều nên biết về các loại cốt gỗ HDF tại Việt Nam

Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều loại cốt gỗ được phân phối ở nhiều đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, điều lo ngại cho khách hàng là có quá nhiều giá khác nhau. Đồng thời, cũng rất khó đo lường về chất lượng của từng loại lõi HDF. Đây là vấn đề khiến người dùng cảm thấy rất khó khăn trong việc lựa chọn và đưa ra quyết định chọn mua.

Cốt gỗ HDF mang lại độ bền cao cho ván sàn

Gỗ HDF làm từ gỗ sợi với tỷ trọng độ nén ép cao mang lại độ bền cho nhà ở ốp sàn

Cốt gỗ green HDF, black HDF, white HDF là ba loại phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, thực trạng hiện tại là rất khó phân biệt được chất lượng của 3 dòng cốt này. Đa phần tất cả loại cốt HDF green và black đều nhuộm từ phẩm màu công nghiệp. Hiện nay, rất ít các nhà máy áp dụng công nghệ hiện đại để cho ra các dòng lõi HDF đạt tiêu chuẩn. Và chắc chắn, với thị trường sôi động như ở Việt Nam, bạn sẽ khó tìm được loại cốt gỗ đảm bảo đúng chất lượng Châu Âu. Do đó, bạn nên chọn loại cốt HDF lõi trắng tự nhiên không nhuộm phẩm màu. Có nhiều đơn vị phân phối sàn gỗ cung cấp loại lõi này với độ nén tỷ trọng cao, vừa đảm bảo độ bền cho công trình của bạn vừa an toàn cho người dùng.

đơn vị cung cấp sàn gỗ nhập khẩu

Lựa chọn đơn vị cung cấp sàn gỗ nhập khẩu giúp bạn an tâm hơn về chất lượng cốt gỗ

Qua bài viết trên, có lẽ bạn đọc phần nào đã hiểu được Gỗ HDF là gỗ gì? Cách phân loại như thế nào? Hy vọng, những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn vật liệu gỗ công nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại lời nhắn, Tư Vấn Sàn Gỗ sẽ phản hồi chi tiết và nhanh nhất!

4.4/5 - (10 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Tư Vấn Sàn Gỗ

Tư Vấn Sàn Gỗ là đơn vị chuyên cung cấp sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa nhập khẩu cao cấp và thi công lắp đặt sàn gỗ Toàn Quốc. Tìm hiểu thêm

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: C4 - C8 Bửu Long, F.15, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0931 833 833
  • Mở cửa: Thứ 2 - Thứ 7 (08h00 - 20h00)
  • Email: info@tuvansango.com
  • Website: tuvansango.com
©2021 Bản quyền thuộc về Tư Vấn Sàn Gỗ DMCA.com Protection Status