SELECT MENU

Nên chọn sàn nhựa hèm khóa hay sàn nhựa dán keo?

Kinh nghiệm 2103

Bên cạnh các vật liệu sàn gỗ thì sàn nhựa giả gỗ cao cấp cũng được nhiều người dùng tìm kiếm và ứng dụng trong ốp lát nhà ở. Trong đó phải kể đến sàn nhựa có hèm khóa và sàn nhựa dán keo vân gỗ. Đây được xem là sản phẩm thay thế cho các dòng ván gỗ công nghiệp. Vậy giữa hai loại sàn nhựa này loại nào tốt hơn, ưu nhược điểm của từng loại như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Nên dùng sàn nhựa hèm khóa hay sàn nhựa dán keo

Chất lượng của sàn nhựa hèm khóa được đánh giá cao hơn loại dán keo

Nội dung bài viết

Có nên lắp đặt sàn nhựa cho nhà ở không?

Nếu như các loại ván gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp được đánh giá là vật liệu ốp lát cho tính thẩm mỹ cao nhưng giá thành lại khá đắt đỏ thì ván sàn giả vân gỗ từ nhựa lại là một phương án tiết kiệm chi phí hơn. Chính vì lý do này mà nhiều gia đình lựa chọn lát sàn nhựa giả gỗ cho ngôi nhà của mình.

Cónên lắp sàn ván nhựa cho nhà ở

Chỉ nên lắp sàn ván nhựa cho những khu vực thông thường trong nhà ở

Không chỉ đem lại lợi ích về chi phí, ván sàn từ nhựa còn đem lại nhiều lợi ích về tính năng nổi bật hơn các loại ván sàn từ gỗ như: tính chống nước, tính chống mối mọt, dễ lắp đặt, … Những đặc điểm này giúp sàn nhựa giữ một vị trí nhất định trên thị trường.

Tuy nhiên, dòng sàn ván nhựa chỉ chịu được độ ẩm nhất định, không thể lắp cho những khu vực tiếp xúc với nước thường xuyên. Đặc biệt là ở những khu vực công cộng, nhiều người sử dụng. Đây chính là lý do bạn chỉ nên lắp ván nhựa cho một số khu vực đặc biệt trong ngôi nhà của mình.

Các loại sàn nhựa phổ biến trên thị trường hiện nay

Nói đến ván ốp lát sàn từ nhựa. Trên thị trường hiện nay, có hai loại tấm ốp được người dùng ưa chuộng đó là sàn nhựa dán bằng keo và sàn nhựa hèm khóa SPC (Stone Plastic Composite).

Sàn nhựa dán keo

Nếu như bạn chưa biết sàn nhựa dán keo là gì thì đây là câu trả lời chính xác dành cho bạn! Một loại ván sàn được cấu thành từ chất liệu nhựa PVC có 4 lớp cấu thành: lớp bảo vệ bề mặt, lớp in vân gỗ trang trí, lớp lõi và lớp đáy.

Đối với loại ván sàn này, bạn cần phải sử dụng keo dán chuyên dụng để cố định tấm ván trên nền nhà. Sản phẩm có thể được sản xuất ở dạng sàn nhựa có keo dán sẵn hoặc thiết kế keo rời. Trước đây khá phổ biến và được khá nhiều người lựa chọn để trang trí cho nhà ở. Tuy nhiên ngày nay, vật liệu này ngày càng xuất hiện nhiều nhược điểm nên dần được thay thế bằng các vật liệu khác tiên tiến hơn.

Sàn nhựa dán keo

Sàn nhựa dán keo có nhiều nhược điểm nên cho chất lượng không cao

Sàn nhựa hèm khóa

Một trong những vật liệu cải tiến khắc phục được các nhược điểm của sàn dán keo vân gỗ đó là sàn nhựa giả gỗ có hèm khóa. Có cấu tạo tương tự như sàn dán bằng keo.

Tuy nhiên với sản phẩm này, người dùng không cần phải sử dụng keo dán để cố định tấm ván mà thay vào đó là liên kết bằng hệ thống khóa hèm. Loại ván sàn này có ưu điểm hơn trong khả năng lắp đặt linh hoạt và tiết kiệm thời gian, công sức thi công nên khá được ưa chuộng. Ngoài ra, trong cấu tạo còn được bổ sung thêm thành phần bột đá để tăng tính chắc chắn cho vật liệu.

Cấu tạo của sàn nhựa có hèm khóa

Cấu tạo của sàn nhựa có hèm khóa được cải tiến mang lại chất lượng rất ổn định

Cách phân biệt sàn nhựa dán keo và sàn nhựa hèm khóa bạn cần biết

Đều được cấu tạo từ chất liệu nhựa nguyên sinh Vinyl nên nếu chỉ quan sát bề mặt thì khá khó để nhận dạng hai loại ván sàn này. Tuy nhiên, nếu bóc tách các chi tiết để so sánh thì hai vật liệu này có nhiều điểm khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí để người dùng có thể dựa vào làm cơ sở phân biệt ván sàn nhựa khóa hèm và sàn dán keo.

Về cấu tạo

Đây là điểm dễ để phân biệt nhất. Khi quan sát hai mẫu ván sàn, bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt từ cấu tạo của chúng. Đối với các loại sàn nhựa dán keo giả gỗ được thiết kế đơn giản ở dạng tấm ván lót hình chữ nhật thon dài, 4 cạnh vuông vắn.

Trong khi đó, sàn nhựa Vinyl có hèm khóa sẽ được thiết kế thêm hệ thống khớp nối âm – dương ở 4 cạnh ván. Đây là đặc điểm chính để phân loại tấm nhựa lót sàn thành hai chủng loại khác nhau.

Ván sàn dán keo và hèm khóa rất dễ phân biệt

Ván sàn dán keo và hèm khóa rất dễ phân biệt khi quan sát

Về tính năng

Nói về tính năng của hai loại ván sàn này cũng có nhiều đặc điểm khác biệt. Đối với các loại dán bằng keo, mặc dù được cấu tạo từ nhựa có khả năng chống nước nhưng phần keo dán lại dễ bong tróc khi tiếp xúc với nước. Vì vậy, loại ván này chỉ nên lắp đặt ở những khu vực khô ráo.

Ngược lại, sàn nhựa Vinyl hèm khóa lại có thể lắp đặt được ở mọi vị trí bởi sản phẩm hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi tác động của nước. Mặc dù vậy, sàn Vinyl dán keo cũng có một đặc tính mà sàn hèm khóa không đáp ứng được đó là độ đàn hồi. Khi chịu va đập hay tác động mạnh bề mặt, sàn không bị nứt vỡ mà có khả năng phục hồi bề mặt khá tốt. Người mua có thể dựa vào đặc điểm đàn hồi này để phân biệt hai vật liệu trên.

Ván nhựa có khóa hèm chống nước tốt hơn mang lại độ bền cao cho công trình

Ván nhựa có khóa hèm chống nước tốt hơn mang lại độ bền cao cho công trình

Về cách thi công lắp đặt

Và giữa hai dòng sản phẩm này cũng có cách lắp đặt khác nhau. Từ tên gọi người dùng có thể hình dung ra phương pháp thi công của các loại sàn giả gỗ dán keo. Cách lắp đặt là sử dụng keo dán chuyên dụng để cố định ván lên nền sàn. Keo dính có thể được tích hợp sẵn dưới mặt đáy tấm sàn hoặc sử dụng keo rời phết lên mặt phẳng lắp đặt sau đó đặt tấm sàn nhựa lên.

Nhìn chung, cách lắp đặt này khá tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. Ngược lại với sản phẩm sàn Vinyl hèm khóa thì quá trình lắp đặt đơn giản, nhanh chóng hơn. Bạn chỉ cần khớp các cạnh hèm lại với nhau mà không cần thêm bất kỳ dụng cụ gì khác. Một phương án lắp đặt đem lại nhiều lợi ích.

So sánh sàn nhựa dán keo và sàn nhựa hèm khóa

Không còn là sản phẩm mới mẻ trên thị trường, hai loại sàn giả vân gỗ từ chất liệu nhựa này đã có thị phần nhất định cho mình. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau phù hợp với các yêu cầu lắp đặt khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn chưa biết chọn loại nào để lắp đặt cho công trình của mình. Vậy hãy tham khảo ngay những ưu nhược điểm của hai loại ván nhựa ốp lát này.

So sánh sàn nhựa hèm khóa và sàn nhựa dán keo

Sàn nhựa hèm khóa sở hữu nhiều tính năng vượt trội hơn loại dán keo

Ưu nhược điểm sàn nhựa dán keo

Nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi sàn nhựa dán keo có tốt không? Để đánh giá vật liệu có tốt không thì nên nhìn vào mặt ưu nhược điểm của nó. Đầu tiên có thể kể đến những ưu điểm của loại sàn dán keo này:

  • Giá cả hợp lý: Sàn nhựa dán keo giá rẻ hơn so với các loại ván sàn cùng loại từ nhựa hay các loại sàn công nghiệp, sàn tự nhiên.
  • Không giãn nở, co ngót: Cấu tạo từ chất liệu nhựa nguyên sinh nên vật liệu không bị co ngót hay giãn nở như các loại sàn gỗ.
  • Thân thiện với sức khỏe: Thành phần nhựa nguyên sinh chưa qua tái chế không chứa các chất độc hại cho sức khỏe như nhiều người vẫn e ngại.

Mặc dù vậy thì vật liệu này cũng còn một số nhược điểm đáng kể như:

  • Không thể chống nước 100%, dễ bị bong tróc lớp keo dán khi gặp nước.
  • Tính thẩm mỹ chỉ ở mức trung bình, tính đa dạng mẫu mã không cao, ít sự lựa chọn.
  • Thi công lắp đặt phức tạp, tốn thời gian.
Ưu nhược điểm sàn nhựa dán keo

Các tấm ván của loại sàn hèm khóa được liên kết chặt chẽ và bền chặt hơn

Ưu nhược điểm của sàn nhựa hèm khóa

Vậy đối với các loại sàn nhựa có hèm khóa có ưu điểm gì nổi bật?

  • Khả năng lắp đặt linh hoạt phù hợp cho nhiều vị trí từ sàn nhựa hèm khóa cho nhà tắm, sàn nhựa ban công, sân thượng,… những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước. Bởi sản phẩm hoàn toàn không bị hư hỏng bởi nước.
  • Chống mối mọt hiệu quả. Bạn sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề hư hỏng do côn trùng như các loại sàn gỗ thông thường khác.
  • Dễ dàng vệ sinh tẩy rửa, sản phẩm không bị phồng rộp khi tiếp xúc với nước lau sàn.
  • Có khả năng tái sử dụng khi lắp đặt cho các khu vực khác.

Nhìn chung, sản phẩm có khá nhiều điểm nổi bật so với ván nhựa Vinyl sử dụng keo dán. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số nhược điểm:

  • Giá thành khá cao hơn so với sản phẩm sàn Vinyl thi công bằng keo dán.
  • Tính thẩm mỹ vẫn chưa thể đạt độ sắc sảo chân thực như ván gỗ công nghiệp.
  • Độ dày khiêm tốn nên độ êm ái khi sử dụng không được đánh giá cao.

Nên lát sàn nhựa hèm khóa hay sàn nhựa dán keo cho nhà ở?

Qua những so sánh trên, chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hai loại vật liệu giả gỗ lát sàn này. Vậy bạn đã chọn được sản phẩm nào để lắp đặt cho công trình của mình chưa? Hay vẫn còn đang phân vân sàn nhựa hèm khóa có tốt không? Có nên lắp sàn Vinyl dán keo không? Để chọn được vật liệu phù hợp cho công trình của mình bạn hãy cân nhắc kỹ về các tiêu chí: tài chính, vị trí lắp đặt, kỳ vọng vào độ bền sản phẩm, yêu cầu về thẩm mỹ, yêu cầu về tính linh hoạt khi lắp đặt,…

Nên lát sàn nhựa hèm khóa hay sàn nhựa dán keo

Với nhiều tính năng vượt trội, bạn nên lắp sàn nhựa hèm khóa cho nhà ở

Nếu như bạn có nhu cầu lắp đặt ván sàn với chi phí giá rẻ thì có lẽ sàn nhựa dán keo sẽ là lựa chọn phù hợp với tiêu chí tiết kiệm tài chính. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ phải đánh đổi về thời gian sử dụng của sản phẩm này khá ngắn.

Ngược lại, nếu bạn đang tìm kiếm vật liệu decor nhà ở với tiêu chí bền bỉ với nước, chống được mối mọt, thích nghi tốt với nhiều vị trí/ môi trường lắp đặt thì chắc chắn không thể bỏ qua sàn nhựa hèm khóa cao cấp. Xét về giá trị sử dụng lâu dài và lợi ích đem đến cho người dùng, công bằng để đánh giá thì sàn Vinyl hèm khóa đều vượt bậc hơn các loại sàn nhựa dán keo thông thường.

Tham khảo thêm: Các mẫu ốp xương cá đẹp cho sàn gỗ và sàn nhựa

Sàn nhựa hèm khóa có đắt không?

Với sự đa dạng về hàng hóa trên thị trường hiện nay thì việc tìm kiếm ván sàn Vinyl thiết kế hèm khóa là không khó. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại sàn nhựa hèm khóa giá rẻ đến các loại cao cấp ở nhiều cửa hàng khác nhau.

Nhìn chung, giá thành của ván nhựa lát sàn khá hợp lý, không cao bằng các loại sàn gỗ cao cấp mà vẫn đáp ứng được các tiêu chí về thẩm mỹ lẫn độ bền. Báo giá sàn nhựa hèm khóa 4mm cao cấp dao động khoảng 300.000đ/m2 khá hợp lý để nhận lại các giá trị về tính chống nước 100%, hoàn toàn chống mối mọt so với các loại sàn gỗ công nghiệp.

Sàn nhựa hèm khóa có đắt không

Chất lượng về thành phần cấu tạo và thiết kế của sàn hèm khóa cao hơn nên giá thành cao hơn.

Bên cạnh việc quan tâm đến giá thành thì nhiều người cũng quan tâm đến chất lượng và thương hiệu ván sàn. Bởi vậy, có nhiều người cũng thắc mắc loại sàn nhựa hèm khóa nào tốt để lắp cho nhà ở.

Để chọn được ván sàn chất lượng cao và đảm bảo về tính an toàn, thân thiện cho sức khỏe bạn nên ưu tiên chọn các loại sàn được nhập khẩu. Trong đó, sàn nhựa Vinyl thiết kế hèm khóa Amazfloor được đánh giá là sản phẩm nhập khẩu có tính thẩm mỹ cao, độ bền bỉ vượt trội hơn so với các loại tấm nhựa lát sàn sản xuất trong nước.

Sản phẩm đang được phân phối độc quyền tại www.tuvanasngo.com. Với hơn 20 showroom nhượng quyền, 300 cửa hàng đại lý trên cả nước cùng 3 chi nhánh tại Bắc – Trung – Nam, khách hàng có thể thuận tiện trong việc tìm kiếm và tham khảo sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng ở bất kỳ khu vực nào. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ theo hotline 0931 833 833 để được nhân viên tư vấn miễn phí, nhanh nhất và đầy đủ thông tin nhất.

Ván sàn hèm khóa được người dùng ưa chuộng

Ván sàn hèm khóa được người dùng ưa chuộng bởi cho chất lượng và tuổi thọ cao.

Có thể nói, việc  thi công sàn nhựa hèm khóa, sàn nhựa dán keo cho nhà ở hiện nay đang là giải pháp tiết kiệm chi phí cho nhiều công trình khác nhau. Với những thông tin cung cấp trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để đánh giá hai loại vật liệu này một cách chính xác nhất. Mọi thắc mắc cần được tư vấn về ván sàn, bạn có thể để lại tin nhắn chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất tới bạn đọc!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Tư Vấn Sàn Gỗ

Tư Vấn Sàn Gỗ là đơn vị chuyên cung cấp sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa nhập khẩu cao cấp và thi công lắp đặt sàn gỗ Toàn Quốc. Tìm hiểu thêm

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: C4 - C8 Bửu Long, F.15, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0931 833 833
  • Mở cửa: Thứ 2 - Thứ 7 (08h00 - 20h00)
  • Email: info@tuvansango.com
  • Website: tuvansango.com
©2021 Bản quyền thuộc về Tư Vấn Sàn Gỗ DMCA.com Protection Status