Tiêu chuẩn chất lượng – Tư Vấn Sàn Gỗ https://tuvansango.com Đơn vị thi công sàn gỗ Toàn Quốc Mon, 03 Jan 2022 02:33:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 Gỗ HDF: Ưu nhược điểm, ứng dụng & phân loại gỗ HDF https://tuvansango.com/cot-go-hdf https://tuvansango.com/cot-go-hdf#respond Wed, 10 Nov 2021 01:06:57 +0000 https://tuvansango.com/?p=1490 more ]]> Có lẽ với nhiều người đang có nhu cầu mua đồ nội thất từ gỗ công nghiệp đã không ít lần nghe nhắc đến loại ván HDF. Vậy bạn đã biết gì về gỗ HDF? Những điều nên biết về cốt gỗ HDF tại Việt Nam? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sàn gỗ HDF lõi trắng

Sàn gỗ HDF lõi trắng chất lượng có tỷ trọng bột gỗ từ 850 – 900kg/m3.

Gỗ HDF là gì?

HDF (High Density Fiberboard) là vật liệu gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất nội thất. Thành phần chủ yếu của loại ván này là bột gỗ cùng với một lượng nhỏ keo kết dính. Tấm ván được phân biệt với các loại ván dăm ở mật độ bột gỗ cao và độ mịn của bề mặt. Tấm ván HDF hiện đang được đánh giá là vật liệu có độ bền cao nhất trong các loại ván công nghiệp MFC hay MDF.

HDF là vật liệu gỗ công nghiệp sản xuất ra ván sàn

HDF là vật liệu gỗ công nghiệp sản xuất ra ván sàn sử dụng cho các công trình hiện đại

Đặc điểm của sàn gỗ HDF

Được ưa chuộng sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau, gỗ tấm HDF có nhiều đặc điểm nổi bật so với các loại ván dăm đáp ứng được yêu cầu sử dụng cao của nhiều hạng mục.

Bề mặt cốt gỗ HDF

Đặc điểm nhận dạng cốt gỗ HDF so với các loại khác là ở bề mặt

  • Điểm dễ nhận dạng cốt gỗ HDF so với các loại khác là ở bề mặt. Bề mặt ván mịn và nhẵn, hầu như không còn các sợi gỗ dăm. Bề mặt nhẵn giúp tấm ván dễ dàng tương thích với các lớp phủ trang trí trên bề mặt.
  • Tỷ trọng nén của cốt gỗ cực kỳ cao. Độ nén của lõi HDF trung bình từ 800kg/m3 – 900kg/m3 gấp đôi các loại ván MDF chỉ khoảng 450kg/m3.
  • Nhờ độ nén cao mà loại ván này có độ bền rất cao, khả năng chịu lực tốt. Khó bị biến dạng khi chịu lực va đập mạnh.
  • Theo đánh giá khách quan thì ván gỗ HDF cũng có khả năng chịu nước tốt hơn các loại ván dăm mật độ gỗ thưa.

Ưu nhược điểm của ván gỗ HDF

Nếu bạn đang tìm hiểu về vật liệu ván gỗ High Density Fiberboard thì chắc chắn không thể bỏ qua việc cân nhắc những ưu nhược điểm của vật liệu này. Ván gỗ HDF có khá nhiều ưu điểm, nên nếu không thể ghi nhớ hết chúng, bạn có thể lưu lại những thông tin dưới đây.

Ưu điểm

Cốt gỗ HDF của các dòng sàn trên thị trường hiện nay thường có tỷ trọng trong khoảng 800 – 850kg/m3. Tuy nhiên, đối với các dòng sàn Malaysia thì tỷ lệ bột gỗ cao hơn từ 850 – 910kg/m3. Do đó, với các dòng sàn sản xuất từ đất nước này đảm bảo độ nén tỷ trọng khá cao mang lại độ bền vượt trội suốt vòng đời sử dụng.

Tỷ trọng nén cốt gỗ tiêu chuẩn

Cốt gỗ đạt tiêu chuẩn luôn đảm bảo độ nén có tỷ trọng ổn định từ 850 – 900kg/m3

  • Độ mịn cao, dễ dàng tương thích với nhiều loại vật liệu phủ bề mặt.
  • Độ đặc cao phù hợp cho mọi công trình với thiết kế cầu kỳ.
  • Có khả năng chịu được tải trọng lớn, phù hợp làm nguyên liệu sản xuất các vật liệu như sàn gỗ, tủ bếp, bàn ghế,…
  • Chịu nước tốt khi tiếp xúc với độ ẩm, giúp đồ nội thất có tuổi thọ cao bền bỉ.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Độ nén cao giúp cốt gỗ chống lại được sự tấn công của côn trùng như mối, mọt.
  • Tận dụng nguồn nguyên liệu vụn gỗ trong quá trình chế biến gỗ tự nhiên. Một sản phẩm thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm chinh phục người dùng, nhưng loại ván này cũng có một số nhược điểm không đáng kể như:

  • Sản phẩm chất lượng cao nên giá thành cũng có phần nhỉnh hơn các loại ván dăm khác.
  • Trong thành phần cấu tạo vẫn sử dụng một lượng keo kết dính nhất định, nếu không kiểm soát chặt chẽ trong mức an toàn thì chất formol (E) trong keo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Phân loại gỗ HDF

Mặc dù khá phổ biến trên thị trường nhưng không phải ai cũng có thể lựa chọn đúng và phân biệt được các loại ván HDF bởi vật liệu này được chia thành nhiều loại khác nhau. Có thể đề cập đến những loại phổ biến sau:

Phân loại theo cốt gỗ

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại cốt gỗ HDF được người dùng biết đến đó là HDF lõi trắng tự nhiên, HDF lõi xanh, HDF lõi đen. Mỗi loại cốt gỗ sẽ có những tính năng khác nhau. Cụ thể như sau:

Gỗ HDF lõi trắng tự nhiên

Đây là loại phổ biến nhất và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Loại này có đặc điểm nhận dạng đó là lõi gỗ có màu trắng ngà của gỗ tự nhiên, bề mặt mịn, không có dăm gỗ. Ván gỗ HDF lõi trắng đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn của tấm ván sàn gỗ nhập khẩu chất lượng cao.

Gỗ HDF lõi trắng tự nhiên

HDF lõi trắng càng chất lượng thì bề mặt ván càng mịn, không bụi, không có dăm gỗ

Gỗ HDF lõi xanh

Một loại khá đặc biệt khác đó là ván gỗ HDF lõi xanh. Loại này ít phổ biến hơn loại lõi trắng. Chúng có màu xanh lá đặc trưng để dễ phân biệt với các loại khác. Loại này có đặc điểm nổi bật hơn đó là độ đặc cao, có khả năng chịu nước tốt hơn loại thường. Tuy nhiên, người mua nên hết sức cẩn trọng khi quyết định mua loại ván này. Bởi loại ván cao cấp này yêu cầu dây chuyền sản xuất hiện đại để đem tới chất lượng vượt trội hơn, nên không nhiều nhà máy có thể đáp ứng được. Những loại ván được quảng cáo lõi xanh trôi nổi trên thị trường có thể là loại ván thường được nhuộm phẩm màu để qua mắt khách hàng, bán với giá cao. Chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính an toàn cho sức khỏe do chứa chất nhuộm công nghiệp trong lõi ván.

cốt gỗ HDF lõi xanh

Đa phần các loại cốt gỗ HDF lõi xanh trên thị trường hiện nay đều nhuộm màu công nghiệp

Gỗ HDF lõi đen

Loại này thuộc nhóm ván cực kỳ hiếm. Ván HDF lõi đen là dòng sản phẩm cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Chúng được nén ép dưới áp lực rất cao trên 1000kg/m3 khiến ván lõi đen có khả năng siêu chịu nước và chịu ngoại lực tác động cực kỳ cao. Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn cũng cần hết sức tỉnh táo khi lựa chọn loại ván này bởi nếu không đánh giá kỹ có thể sẽ phải mua hàng nhái với mức giá không xứng đáng.

Phân loại theo bề mặt

Để phân loại theo tiêu chí bề mặt thì có thể chia thành ba loại đó là ván HDF veneer, HDF phủ Melamine, gỗ HDF phủ Laminate. Mỗi loại cũng sẽ có những đặc điểm và tính chất không giống nhau.

Ván HDF veneer

Là tấm HDF có bề mặt được phủ bằng một lớp gỗ tự nhiên lát mỏng để trang trí. Loại này có giá thành khá rẻ bởi có nhiều nhược điểm đó là lớp gỗ mỏng dễ bị trầy xước, chịu nước kém, dễ phai màu.

Gỗ HDF phủ Melamine

Loại này có mức giá tầm trung. Bề mặt được phủ lớp phim Melamine mỏng chịu xước khá tốt, có độ bóng đẹp mắt. Tuy nhiên vẫn có nhược điểm đó là khá mỏng, dễ phồng rộp khi bị ngấm nước.

Gỗ HDF phủ Melamine

Gỗ HDF phủ Melamine thường chỉ được sử dụng cho việc sản xuất đồ nội thất nhà bếp

Gỗ HDF phủ Laminate

Được đánh giá là loại ván công nghiệp có tính thẩm mỹ tốt nhất hiện nay. Gỗ HDF Laminate có khả năng chống xước tốt, độ bóng cao và với cấu tạo nhiều lớp giấy xếp chồng lên nhau tạo cho loại ván này có khả năng chống phai màu tốt.

Mỗi loại cốt HDF sẽ có mức giá thành khác nhau. Vì vậy, để chọn đúng loại, đúng mục đích sử dụng và đúng giá người dùng nên ghi nhớ những cách phân loại trên đây.

Ứng dụng của gỗ HDF trong sản xuất nội thất

Từ trước đến nay, gỗ công nghiệp được đánh giá rất cao về chất lượng cũng như tính ứng dụng đa dạng của nó. Gỗ HDF thường được sử dụng chủ yếu trong ngành làm sàn gỗ hoặc dùng để đóng đồ nội thất trong nhà, thậm chí có thể dùng trong một số hạng mục ngoài trời. Bởi tính ổn định và mật độ sợi gỗ cao, tỷ trọng cốt gỗ khá chắc nặng nên đa số các thương hiệu ván sàn nhập khẩu đều cần đến gỗ HDF trong ngành sản xuất ván gỗ của mình.

Sàn gỗ HDF

Gỗ HDF hội tụ đủ đầy đủ các ưu điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp như khả năng chống nước thấm nước cao, chống mối mọt tốt, chịu lực tác động tốt, không cong vênh, biến dạng trong những khu vực có điều kiện thời tiết và khí hậu thất thường và khắc nghiệt như ở Việt Nam, chống cháy lan, chống trầy xước hiệu quả, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Do đó, HDF được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc sản xuất sàn gỗ tại Việt Nam cũng như các nước phát triển trên thế giới như Malaysia, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, …

Sàn gỗ cao cấp sử dụng cốt gỗ HDF

Hầu hết các dòng sàn gỗ cao cấp đều sử dụng cốt gỗ HDF

Tủ bếp gỗ HDF

Không gian bếp là là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và chịu nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng. Do vậy, gỗ công nghiệp được cho rằng không phù hợp với khu vực này bởi khả năng chống thấm và cách chịu nhiệt hạn chế của nó. Tuy nhiên, với vật liệu gỗ HDF thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này, bởi chúng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của khu vực bếp.

Tủ quần áo gỗ HDF

Cũng giống như tủ bếp HDF, tủ quần áo làm bằng gỗ HDF cũng được nhiều gia chủ tin dùng bởi sở hữu nhiều ưu điểm cần thiết và nổi bật như có độ bền cao, chịu lực tốt, chịu tỷ trọng cao. Đặc biệt, làm tủ quần áo bằng gỗ HDF cho độ thẩm mỹ rất cao, mang lại giá trị sang trọng cho toàn bộ không gian phòng ngủ của bạn, lại rất an toàn cho người dùng.

Làm các loại cửa HDF cao cấp

Ván HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt lại rất bền nên hoàn toàn phù hợp trong sản xuất các loại cửa. Đặc biệt, trọng lượng của cốt gỗ HDF thường không quá nặng, trung bình nên giúp giảm tải trọng cho công trình, tránh được tình trạng cửa bị sụp, bị xê dịch trong quá trình sử dụng. Cửa gỗ HDF cũng dễ dàng thi công và lắp đặt, tối ưu chi phí tối đa cho gia chủ. Và hiện nay, có rất nhiều gia đình lựa chọn gỗ HDF để làm các loại cửa cho không gian nhà mình.

Chất liệu HDF đã trở thành chuẩn mực trong các công trình công nghiệp hay dân dụng ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nha, … Và ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. HDF là sản phẩm mang tính cách mạng công nghiệp trong sản xuất và xử lý gỗ.

Tham khảo thêm: Phong cách Minimalism là gì? Nguyên tắc ứng dụng phong cách tối giản

Bảng giá gỗ HDF mới nhất 2022

Khách hàng đang có nhu cầu tìm mua ván gỗ HDF với giá tốt nhất, đảm bảo chất lượng cao nhất? Người tiêu dùng không biết mua ở đâu, đơn vị nào uy tín, minh bạch thông tin sản phẩm và có chính sách bảo hành rõ ràng? Tuvansango.com gửi đến người tiêu dùng bảng giá gỗ HDF mới nhất hiện nay, khách hàng có thể tham khảo:

Kiểu bề mặt Kích thước Giá
Đa dạng màu trắng, xanh, vàng, trắng sữa, cam, đỏ, …. 2.3 mm ≤ 150.000đ
2.5 mm ≤ 160.000đ
3 mm ≤ 160.000đ
4 mm ≤ 180.000đ
4.75 mm ≤ 180.000đ
Vân gỗ 5 mm ≤ 180.000đ
Vân gỗ, trơn 5.5 mm ≤ 200.000đ
6 mm 225. 000đ
7 mm ≥ 235. 000đ
8 mm ≥ 245. 000đ
9 mm ≥ 255. 000đ
11 mm ≥ 265. 000đ
12 mm 317. 000đ
15 mm 370. 000đ
Trắng, xám, xám nhẹ, xanh, vân gỗ cao cấp 17 mm 420. 000đ
18 mm ≥ 420.000đ
21 mm ≥ 450.000đ
25 mm ≥ 470.000đ

So Sánh gỗ HDF và MDF

Thực tế cho thấy, HDF (High Density Fibreboard hay còn gọi Hardboard) cũng giống như MDF đều được cấu tạo bởi sợi gỗ nhân tạo. Đây là sản phẩm có chất lượng, độ bền và cơ lý tốt hơn rất nhiều vì tỉ trọng trung bình lên đến 900kg/ m3, trong khi MDF có tỉ trọng trung bình chỉ ở mức 680kg/ m3 – 730kg/ m3, MDF chống ẩm vào khoảng 800kg/ m3. HDF được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sàn gỗ hay cửa gỗ cao cấp. MDF chủ yếu sản xuất làm đồ nội thất như bàn ghế, quầy bar, tủ bếp, kệ, … Khẳng định rằng HDF và MDF hoàn toàn khác nhau nên mục đích sử dụng cũng hoàn toàn không giống nhau.

Tiêu chí đánh giá HDF MDF
Cấu tạo Được tạo thành bởi 80-85% từ gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia giúp tăng độ cứng và kết dính cho gỗ, đạt chuẩn E1. Được tạo thành từ bột sợi gỗ dưới 50% sợi gỗ tự nhiên, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ như thành phần chống mối mọt, chống mốc, bột độn vô cơ.
Tỉ trọng 800 – 950kg/m3 550 – 700kg/m3
Giá cả Từ 150.000đ đến 500.000đ tùy quy cách Từ 54.000đ đến dưới 500.000đ tùy quy cách, tùy chất lượng.
Ứng dụng Làm sàn gỗ hay cửa gỗ cao cấp. Chế tác đồ đội thất thông dụng như bàn ghế, quầy bar, tủ bếp, kệ,…
Độ bền Có tuổi thọ lên tới hơn 15 năm trong điều kiện sử dụng bình thường. Tuổi thọ trung bình dưới 10 năm trong điều kiện sử dụng bình thường không tiếp xúc độ ẩm hoặc nước.

Những điều nên biết về các loại cốt gỗ HDF tại Việt Nam

Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều loại cốt gỗ được phân phối ở nhiều đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, điều lo ngại cho khách hàng là có quá nhiều giá khác nhau. Đồng thời, cũng rất khó đo lường về chất lượng của từng loại lõi HDF. Đây là vấn đề khiến người dùng cảm thấy rất khó khăn trong việc lựa chọn và đưa ra quyết định chọn mua.

Cốt gỗ HDF mang lại độ bền cao cho ván sàn

Gỗ HDF làm từ gỗ sợi với tỷ trọng độ nén ép cao mang lại độ bền cho nhà ở ốp sàn

Cốt gỗ green HDF, black HDF, white HDF là ba loại phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, thực trạng hiện tại là rất khó phân biệt được chất lượng của 3 dòng cốt này. Đa phần tất cả loại cốt HDF green và black đều nhuộm từ phẩm màu công nghiệp. Hiện nay, rất ít các nhà máy áp dụng công nghệ hiện đại để cho ra các dòng lõi HDF đạt tiêu chuẩn. Và chắc chắn, với thị trường sôi động như ở Việt Nam, bạn sẽ khó tìm được loại cốt gỗ đảm bảo đúng chất lượng Châu Âu. Do đó, bạn nên chọn loại cốt HDF lõi trắng tự nhiên không nhuộm phẩm màu. Có nhiều đơn vị phân phối sàn gỗ cung cấp loại lõi này với độ nén tỷ trọng cao, vừa đảm bảo độ bền cho công trình của bạn vừa an toàn cho người dùng.

đơn vị cung cấp sàn gỗ nhập khẩu

Lựa chọn đơn vị cung cấp sàn gỗ nhập khẩu giúp bạn an tâm hơn về chất lượng cốt gỗ

Qua bài viết trên, có lẽ bạn đọc phần nào đã hiểu được Gỗ HDF là gỗ gì? Cách phân loại như thế nào? Hy vọng, những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn vật liệu gỗ công nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại lời nhắn, Tư Vấn Sàn Gỗ sẽ phản hồi chi tiết và nhanh nhất!

]]>
https://tuvansango.com/cot-go-hdf/feed 0
Tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp được bao lâu? https://tuvansango.com/tuoi-tho-cua-san-go-cong-nghiep-duoc-bao-lau https://tuvansango.com/tuoi-tho-cua-san-go-cong-nghiep-duoc-bao-lau#respond Fri, 15 Oct 2021 09:10:48 +0000 https://tuvansango.com/?p=3147 more ]]> Ngoài yếu tố về giá, mẫu mã, chủng loại, chất lượng sản phẩm thì câu hỏi tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp là bao lâu? cũng là điều mà rất nhiều khách hàng quan tâm, thắc mắc. Độ bền của dòng sàn này có con số chính xác là bao nhiêu năm? Để có thể tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất từ các chuyên gia trong ngành nhận định, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

Sàn gỗ công nghiệp có độ bền trong bao nhiêu năm?

Sàn gỗ công nghiệp có độ bền trong bao nhiêu năm?

Độ bền của sàn gỗ công nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Tuổi thọ ván sàn công nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ chất lượng của sản phẩm đến việc bảo quản sử dụng phải đúng cách. Theo các chuyên gia nhận định, tuổi thọ của sàn có thể cao hơn hoặc giảm xuống phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của con người. Dưới đây là những yếu tố chính được đánh giá là có ảnh hưởng đến độ bền gỗ công nghiệp.

Khả năng chống nước và chống ẩm

Tấm ván có khả năng chống nước chống ẩm tốt là nhờ vào cấu trúc bền chặt của 4 lớp cấu tạo. Mỗi lớp sẽ cho chức năng riêng, liên kết vào nhau dưới áp suất lớn tạo nên khả năng chống thấm nước vượt trội. Trong đó, HDF được xem là lớp cốt gỗ quyết định đến tính chống thấm nước cao nhất. Ván sàn có cốt gỗ với độ nén Density càng cao sẽ cho khả năng chống nước càng tốt. Những dòng sàn kém chất lượng thường không đảm bảo về cấu tạo theo quy định và khi gặp nước, độ ẩm cao sẽ rất dễ bị ẩm mốc, cong vênh, trương nở, khả năng chống nước, chịu nước cực kỳ thấp nên sẽ làm ảnh hưởng và giảm tuổi thọ của dòng sàn.

Về bản chất, sàn gỗ công nghiệp chịu nước tốt hơn các loại sàn tự nhiên. Dù tiếp xúc với nước liên tục từ 24 giờ đến 72 giờ chúng mới bắt đầu có dấu hiệu bị biến dạng nhẹ. Tuy nhiên, những loại sàn công nghiệp có chất lượng kém sẽ không đảm bảo khả năng chống nước tốt, thậm chí có thể bị mục nếu tiếp xúc lâu với nước. Do đó, khách hàng cần xem xét yếu tố này trước khi đưa ra quyết định mua.

Khả năng chống nước và chống ẩm là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của sàn công nghiệp

Khả năng chống nước và chống ẩm là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của sàn công nghiệp

Khả năng chống mối mọt và nấm mốc

Khi chọn mua ván sàn, khách hàng cần tham khảo kỹ yếu tố này. Thông thường, những dòng sàn chất lượng sẽ thể hiện rõ thông tin về năm bảo hành mối mọt, từ 10 đến 20 năm. Để duy trì độ bền lâu dài cho công trình ván sàn, người dùng đừng bỏ qua yếu tố này.

Khả năng chịu lực tác động và chống trầy xước

Yếu tố quyết định đến tuổi thọ của vật liệu sàn công nghiệp không chỉ phụ thuộc vào khả năng chống nước mà còn ở tính chịu lực, chỉ số chống mài mòn. Trong sinh hoạt hằng ngày, ván sàn thường chịu tác động của các đồ vật rơi xuống, kéo, di chuyển đồ đạc, chạy nhảy của con người, … Một thời gian sau sẽ làm bề mặt sàn trầy xước, cong vênh, lồi lõm, … Từ đó, độ bền của sàn gỗ cũng giảm sút.

Cách bảo quản và sử dụng sàn gỗ của người dùng

Đây là một trong những yếu tố chủ quan từ người dùng. Một sản phẩm có chất lượng đến đâu nhưng nếu không biết cách bảo quản, sử dụng không đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ gỗ công nghiệp. Đã có rất nhiều trường hợp, ván sàn dù là giá rẻ nhưng vì khách hàng cẩn thận trong việc sử dụng nên đã phần nào kéo dài được độ bền cho công trình.

Biết cách bảo quản và sử dụng ván gỗ giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình ốp lát

Biết cách bảo quản và sử dụng ván gỗ giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình ốp lát

Tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp được bao lâu?

Ván gỗ công nghiệp dùng được bao lâu còn tùy thuộc vào tuổi thọ thực tế của chúng. Cách để xác định tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp là dựa vào thời gian bảo hành tiêu chuẩn từ nhà sản xuất. Thời gian bảo hành càng lâu thì độ bền sản phẩm càng cao. Thông thường, các dòng sàn có độ dày cao tuổi thọ sẽ càng cao, cụ thể loại ván sàn 12mm sẽ bền hơn loại 8mm.

Sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu cao cấp

Ván sàn công nghiệp cao cấp loại nhập khẩu từ châu Âu hoặc châu Á phát triển đương nhiên sẽ có tuổi thọ cao hơn so với các loại ván sàn giá rẻ bởi chúng được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và trải qua kiểm soát chất lượng bài bản. Nếu xét về mặt bằng chung, sàn gỗ công nghiệp cao cấp có độ bền trung bình khoảng 10 – 30 năm. Người dùng nên tham khảo các thương hiệu sàn đến từ Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga, Hàn Quốc, Đức, Bỉ, … sẽ có tuổi thọ cao hơn các dòng cùng phân khúc.

Sàn gỗ công nghiệp nội địa giá rẻ

Đối với ván gỗ công nghiệp giá rẻ, tuổi thọ chỉ giao động từ 5 đến 7 năm. Ở một số dòng có thể lên tới 10 – 15 năm đối với các loại ván sàn nội địa đảm bảo tiêu chuẩn. Bởi đa phần các dòng sàn giá rẻ sản xuất trong nước không đảm bảo về tiêu chuẩn sản xuất, cốt gỗ không đủ độ đặc, lớp bề mặt và lớp đáy cũng rất kém chất lượng. Khách hàng vẫn có thể tìm đến một số thương hiệu sản xuất tại Việt Nam áp dụng công nghệ của Mỹ, những dòng sàn này được đánh giá tương đương với các thương hiệu sàn nhập khẩu.

Ván sàn nhập khẩu cao cấp sẽ cho tuổi thọ cao hơn so với sàn gỗ nội địa giá rẻ

Ván sàn nhập khẩu cao cấp sẽ cho tuổi thọ cao hơn so với sàn gỗ nội địa giá rẻ

Tham khảo thêm: Bảng màu sơn nhà đẹp cho cả nội – ngoại thất

Mẹo làm tăng tuổi thọ sàn gỗ công nghiệp đơn giản hiệu quả

Ván gỗ công nghiệp dùng được bao lâu còn phụ thuộc vào cách lựa chọn, sử dụng và bảo quản của bạn. Để ván gỗ luôn như mới, tuổi thọ kéo dài bạn có thể tham khảo 1 số bí quyết dưới đây, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả:

Chọn đúng sản phẩm chuẩn chất lượng từ ban đầu

Việc chấp nhận đầu tư để mua đúng thương hiệu ván sàn nhập khẩu chuẩn chất lượng từ ban đầu rất có lợi cho sau này. Người dùng sẽ không phải mất khoảng chi phí nào cho việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa khi sàn hư hỏng. Giá có phần cao hơn không đáng kể nhưng đổi lại bạn sẽ cực kỳ yên tâm về độ bền và tuổi thọ công trình ốp sàn của mình. Ngoài ra, am hiểu một chút kiến thức về gỗ sẽ giúp khách hàng tự tin hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Một thương hiệu đảm bảo các thông số kỹ thuật như chỉ số chống nước, chống mài mòn, công nghệ bề mặt, nồng độ phát thải Emission, tỷ trọng cốt gỗ, xuất xứ, hèm khóa, bảo hành, … là những thông số quyết định phần lớn đến tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp.

Lựa chọn đội thợ thi công chuyên nghiệp

Để đảm bảo độ bền sàn gỗ công nghiệp cao nhất thì việc lựa chọn đội thợ thi công chuyên nghiệp là hết sức cần thiết. Khách hàng nên ưu tiên lựa chọn đơn vị cung cấp trọn gói giải pháp từ ván sàn, phụ kiện đến lắp đặt. Những đơn vị này sẽ đảm bảo sự minh bạch trong việc cung cấp mọi hạng mục. Ngoài ra, chọn đúng thợ thi công giỏi giúp tránh các lỗi hư hỏng thường gặp phải ở những thợ không lành nghề như len, nẹp bị bung sau khi hoàn thiện thi công, các tấm ván bị giãn nở, phồng lên do thanh gỗ kích tường hoặc tại các điểm kỹ thuật (chân tường, ngạch cửa), diện tích lắp đặt có sự xô dịch, các tấm ván bị chạy hèm sau khi lắp đặt, sàn bị ọp ẹp khi vừa lắp xong, …

Chọn đúng đội thợ chuyên nghiệp giúp duy trì độ bền cho sàn và tránh hư hỏng phát sinh

Chọn đúng đội thợ chuyên nghiệp giúp duy trì độ bền cho sàn và tránh hư hỏng phát sinh

Bảo quản, vệ sinh sàn gỗ đúng cách

Vệ sinh sàn công nghiệp đúng cách bằng máy hút bụi hoặc khăn ẩm, tuyệt đối không dùng nước để lau chùi, cọ rửa hoặc biết cách bảo quản nền sàn vào những mùa mưa bão, cẩn thận trong quá trình sinh hoạt sẽ giúp duy trì và gia tăng tuổi thọ ván sàn đáng kể. Lưu ý thêm, dùng chổi hoặc khăn khô để dọn dẹp cũng là điều không nên nếu bạn muốn duy trì tuổi thọ cho sàn gỗ. Ở những vị trí thường xuyên di chuyển, chịu lực cao, gia chủ nên chọn những loại ván sàn dày, có bề mặt nhám sần, chịu lực tốt hơn để đảm bảo an toàn cho người dùng và hạn chế chi phí bảo dưỡng.

Bảo trì kịp thời nếu có dấu hiệu hư hỏng

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu sàn bị hư hỏng ở bất kỳ lỗi nào người dùng cần phải chủ động tìm cách xử lý ngay. Nếu không nền sàn nhà bạn đã hư sẽ dễ hư nặng hơn hoặc thậm chí buộc phải thay mới nếu không được sửa chữa kịp thời. Các lỗi thường hay gặp phải ở ván gỗ là sàn bị cong vênh, mối mọt đục khoét, phồng rộp do ngấm nước, len nẹp bung, các tấm ván bị giãn nở, phồng lên do thanh gỗ kích tường hoặc tại các điểm kỹ thuật, các tấm ván bị chạy hèm, xô dịch, sàn phát ra tiếng kêu, …. Hãy quan sát và gọi ngay đến đơn vị thi công, nơi cung cấp sản phẩm để có biện pháp sửa lại kịp thời sẽ giúp sàn gỗ công nghiệp đảm bảo tuổi thọ và độ bền lâu hơn.

Nên bảo trì kịp thời khi phát hiện ra lỗi hư hỏng ở ván sàn công nghiệp

Nên bảo trì kịp thời khi phát hiện ra lỗi hư hỏng ở ván sàn công nghiệp

Như vậy, tuổi thọ và độ bền sàn gỗ công nghiệp không chỉ phụ thuộc vào quy cách sản xuất, xuất xứ mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách lắp đặt, bảo quản và sử dụng. Vì vậy, hãy là người tiêu dùng thông minh, đọc kỹ và am hiểu các thông số kỹ thuật trước khi mua hàng cũng như biết cách bảo quản ván gỗ để tránh trường hợp phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay mới làm tốn chi phí phát sinh không đáng có.

]]>
https://tuvansango.com/tuoi-tho-cua-san-go-cong-nghiep-duoc-bao-lau/feed 0
Sàn gỗ có những cấp độ chống nước nào? https://tuvansango.com/san-go-co-nhung-cap-do-chong-nuoc-nao https://tuvansango.com/san-go-co-nhung-cap-do-chong-nuoc-nao#respond Thu, 22 Jul 2021 04:02:10 +0000 https://tuvansango.com/?p=2648 more ]]> Hiện tại, gỗ sàn công nghiệp chống nước được ưu chuộng như một làn sóng mạnh. Dòng ván sàn này sở hữu nhiều tính năng vượt trội hơn cả, tích hợp mọi ưu điểm của các loại sàn ốp lát khác. Đặc biệt, lớp bề mặt được thiết kế chân thực, không khác gì với gỗ tự nhiên tạo sự sống động cho không gian sử dụng. Thế nhưng, điều mà chủ nhà lo lắng khi lựa chọn ván sàn gỗ công nghiệp là mức độ chống nước. Bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Vậy bạn đã biết gì về 5 cấp độ chống nước của sàn gỗ chưa? Tác hại nghiêm trọng khi lắp đặt ván sàn có độ trương nở cao là như thế nào? Để tìm ra câu trả lời chính xác, cùng tuvanasngo.com tham khảo bài viết dưới đây!

5 cấp độ chịu nước của gỗ sàn công nghiệp được các chuyên gia khuyến nghị nên dùng

5 cấp độ chịu nước của gỗ sàn công nghiệp được các chuyên gia khuyến nghị nên dùng

Độ trương nở của ván sàn gỗ công nghiệp là gì?

Là thước đo để xác định độ chống nước ở mỗi loại gỗ lót sàn công nghiệp. Để thử khả năng chống thấm nước, các tấm ván sau khi được ngâm nước trong thời gian nhất định, thông thường là 24 giờ. Sau đó lấy ra, dùng thước chuyên dụng để đo mức độ trương nở của lớp cốt gỗ sau khi ngâm. Đối chiếu chiều dày của tấm gỗ loại đó trước và sau khi ngâm nước sẽ đánh giá được khả năng chịu nước của nó. Độ trương nở càng cao cho thấy độ chống nước càng thấp.

Độ trương nở là cơ sở để xác định độ chống thấm nước ở mỗi loại gỗ công nghiệp lát sàn

Độ trương nở là cơ sở để xác định độ chống thấm nước ở mỗi loại gỗ công nghiệp lát sàn

5 cấp độ chống thấm nước của ván lót sàn công nghiệp bạn cần biết

Theo các chuyên gia nhận định, cấp độ chống nước ở ván sàn quyết định phần lớn đến độ bền và chất lượng của công trình lắp đặt ván sàn. Dựa vào các bài test nghiêm ngặt, những người hoạt động trong ngành sàn gỗ thâm niên chia ra thành 5 cấp mức độ chống nước, cụ thể như sau:

Cấp độ 1 độ trương nở dưới 18% (AQ1)

Độ trương nở ở những dòng sàn phổ thông, được kiểm định khắt khe về chất lượng thì cấp khả năng chống thấm nước đạt ở mức 1 dưới 18% cũng được xếp vào dòng sàn đạt tiêu chuẩn từ viện kiểm soát chất lượng quốc tế. Thông thường, những dòng sàn xuất xứ ở các nước như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Bỉ sẽ đảm bảo độ chống thấm nước ở sàn gỗ đạt cấp độ 1. Sau 24 giờ ngâm nước, chiều dày tấm ván thay đổi trong ngưỡng bằng hoặc dưới 18% vẫn được chấp nhận và hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn cho một công trình sử dụng lâu dài.

Độ trương nở dưới 18% thuộc cấp độ 1 đảm bảo chống nước an toàn cho công trình nội thất

Độ trương nở dưới 18% thuộc cấp độ 1 đảm bảo chống nước an toàn cho công trình nội thất

Cấp độ 2 độ trương nở dưới 12% (AQ2)

Những dòng sàn gỗ chịu nước sau khi trải qua 24 giờ ngâm nước mà độ dày có sự chênh lệch, trương nở lên khoảng 12% thì có thể xếp chúng vào hệ cận cao cấp. Cốt gỗ HDF sau khi bị ngâm nước trong 1 ngày, phồng lên khoảng 12% sẽ được nhận định về mức độ chống thấm nước ở mức vừa phải, khuyên dùng cho những công trình nhà ở với mật độ đi lại tương đối. Đối với hầu hết ai cũng cần tìm vật liệu ván sàn dùng cho nhà ở, chung cư, căn hộ thì các dòng sàn có độ trương nở dưới 12% sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Giá thành sẽ rẻ hơn so với các dòng sàn cao cấp có khả năng chịu nước ở cấp độ 3, 4, 5.

Cấp độ 2 cho độ trương nở dưới 12% đảm bảo tiêu chuẩn về độ chống thấm nước đạt chuẩn

Cấp độ 2 cho độ trương nở dưới 12% đảm bảo tiêu chuẩn về độ chống thấm nước đạt chuẩn

Cấp độ 3 độ trương nở dưới 10% (AQ3)

Đây là cấp mức độ chịu nước đạt mức cận cao cấp. Đối với những dòng sàn ngâm nước sau 24 giờ mà chiều dày chỉ chênh lệch bằng hoặc dưới 10% chứng tỏ chất lượng của tấm ván cũng đạt ở mức ổn định. Sau thời gian ngâm trong nước, kết cấu của tấm ván không có sự thay đổi quá nhiều, như lớp cốt gỗ không bị trương nở, phồng lên vượt ngưỡng hay bề mặt không nổi các hạt mụn li ti, thậm chí vị trí rãnh hèm khóa cũng không bị thay đổi cấu trúc. chứng tỏ sản phẩm đó chuẩn chất lượng, người dùng có thể an tâm lựa chọn. Những dòng sàn có độ trương nở dưới 10% thường cũng được nhập khẩu từ châu Âu hoặc các nước châu Á phát triển. Các dòng sàn nội địa hoặc không rõ ràng về nguồn gốc sẽ không đảm bảo tiêu chí trên.

Cấp độ 3 với độ trương nở dưới 10% cho mức độ chống thấm nước ổn định

Cấp độ 3 với độ trương nở dưới 10% cho mức độ chống thấm nước ổn định

Cấp độ 4 độ trương nở dưới 8% (AQ4)

Đây là cấp độ cũng được các chuyên gia đánh giá là chuẩn cao cấp. Những tấm sàn ngâm trong nước suốt 24 giờ Mặc dù vậy chiều dày chênh lệch chỉ bằng hoặc dưới 8% cho thấy những dòng sàn này cũng thuộc hệ cao cấp. Và dĩ nhiên, độ chịu nước ở một tấm ván phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như nguyên liệu được lấy từ những cây gỗ thật nào, độ nén tỷ trọng cao hay thấp, chất keo kết dính đảm bảo tiêu chí an toàn nhưng liên kết tốt hay không, chất liệu lớp bề mặt giấy papper décor, lớp đáy cân bằng cuối cùng lắp đặt chất liệu nào, công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn ở đâu. Đây là những yếu tố cấu thành nên một tấm ván có khả năng chống thấm nước ở cấp độ nào. Theo nguồn tin từ các chuyên gia đầu ngành gỗ, chỉ những dòng sàn sản xuất ở các tập đoàn châu Âu lớn hoặc các nhà máy nổi tiếng ở các nước châu Á phát triển mới có thể đảm bảo ván sàn chống nước đạt cấp độ 4, có độ trương nở dưới 8%.

Cấp độ 4 có độ trương nở dưới 8% được các chuyên gia đánh giá thuộc dòng sàn chống nước tiêu chuẩn

Cấp độ 4 có độ trương nở dưới 8% được các chuyên gia đánh giá thuộc dòng sàn chống nước tiêu chuẩn

Cấp độ 5 độ trương nở dưới 5% (AQ5)

Đây là cấp độ xác định về chất lượng tốt nhất ở gỗ công nghiệp lát sàn. Những dòng sàn nào chịu được môi trường ngâm nước trong 24 giờ mà gần như vẫn giữ nguyên độ dày tấm ván, chỉ trương nở lên trong khoảng dưới 5% cho thấy dòng sàn này thuộc hệ cao cấp. Thường những thương hiệu sàn gỗ chịu nước châu Âu đến từ Malaysia mới có thể đảm bảo tiêu chí chống nước ở cấp độ 5.

Cấp độ 5 có độ trương nở dưới 5% cho mức độ chống nước cực kỳ cao

Cấp độ 5 có độ trương nở dưới 5% cho mức độ chống nước cực kỳ cao

Bài thử khá khắt khe đối với những thương hiệu được công bố chống nước trong 24 giờ hoặc 48 giờ. Các tấm ván gần như không thay đổi kích thước chiều dày, sẽ chứng minh khả năng chịu ngấm nước cực tốt, hoàn toàn phù hợp lắp đặt trong môi trường có độ ẩm cao. Các dòng sàn chịu nước đạt cấp độ 5 có độ trương nở dưới 5% chắc chắn sẽ được bảo hành ngập nước. Giá thành không rẻ Tuy nhiên đổi lại sản phẩm thuộc cấp độ 5 giúp người mua an tâm tuyệt đối trong suốt quá trình lắp đặt.

Độ trương nở liên quan như thế nào đến mức độ chịu nước ở sàn gỗ?

Nhận định dễ hiểu nhất cho truy vấn này đó là độ trương nở càng cao cho thấy mức độ chống thấm nước ở dòng sàn đó càng thấp. Do đó, đây được xem là thông số kỹ thuật quan trọng quyết định đến chất lượng của một loại sàn bất kỳ. Để có thể đánh giá dòng sàn đó chống nước tốt hay không, khách hàng cần hiểu và nắm được cấp độ trương nở của vật liệu ván sàn ở mức nào.

Các nhà phân phối, nhà bán cần đưa ra một con số cụ thể hoặc thông tin được niêm yết rõ ràng sẽ đảm bảo chắc chắn về khả năng sàn gỗ chịu nước công nghiệp. Còn nếu cứ quảng cáo chung chung rằng, dòng sàn của bên hãng tôi bảo hành chịu nước 24 giờ, 48 giờ hoặc có những cơ sở khẳng định dòng sàn của họ chống nước lên đến 72 giờ. Vậy người tiêu dùng phải đặt ra nghi vấn, căn cứ nào để đưa ra kết luận đó. Những brand sàn uy tín, đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được nhà bán công bố rõ ràng về cấp mức độ chịu nước từ 1 đến 5. Nếu vượt ngưỡng 18% chứng tỏ dòng sàn đó khả năng chịu nước kém hoặc công ty không đáp ứng rõ ràng cho khách hàng thông tin trên thì bạn nên đắn đo.

Tham khảo thêm: Phong cách scandinavian là gì & Cách kết hợp với sàn gỗ

Tác hại nghiêm trọng khi lắp đặt sàn gỗ có độ trương nở cao

Khi sử dụng dòng nào mà có độ trương nở quá cao, vượt hơn 18% so với các cấp độ được các chuyên gia trong ngành quy định thì chắc chắn rằng, mức độ chịu nước có loại sàn đó sẽ rất kém. Và nếu đưa vào sử dụng, sau một thời gian, khi công trình lót sàn gỗ chịu độ ẩm liên tục hay gặp trường hợp tiếp xúc nước, sàn sẽ bị phồng rộp, cốt gỗ bị trương nở lên, gây hư hỏng toàn bộ không gian ốp ván sàn. Lúc này, người mua sẽ phải chịu một chi phí sửa chữa khá lớn hoặc thậm chí không thể dùng lại được nữa. Vì Thế, từ ban đầu, khuyên mọi người nên tìm đến những địa chỉ mua hàng uy tín, chuyên nhập khẩu và phân phối độc quyền các brand ván sàn được tin dùng trên toàn quốc để lắp đặt lâu dài và không phải tốn bất kỳ chi phí nào thêm cho việc sửa chữa khi đưa vào lắp đặt.

Dùng loại gỗ lát sàn chịu nước từ cấp độ 1 đến 5 giúp đảm bảo không gian luôn như mới

Dùng loại gỗ lát sàn chịu nước từ cấp độ 1 đến 5 giúp đảm bảo không gian luôn như mới.

Mặt khác, nếu chọn những dòng sàn chất lượng thấp, có khả năng chống nước kém, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng mà còn tốn rất nhiều chi phí cho các hạng mục vật tư, phụ kiện, thợ thi công, … Thậm chí là phải thay mới nếu sàn nhà bạn rơi vào những trường hợp trên.

Nên lựa chọn sàn gỗ có mức độ chịu nước cấp độ mấy để sử dụng?

Sàn gỗ chịu nước số 1 là loại nào? Tùy theo nhu cầu và mục đích lắp đặt, người tiêu dùng có thể lựa chọn các dòng ván sàn có cấp độ từ 1 đến 5. Ở mỗi cấp độ sẽ có mức độ chống thấm nước khác nhau. Và dĩ nhiên, mức độ 5 sẽ cho độ chống thấm nước cao nhất và giảm dần theo từng cấp độ. Lưu ý quan trọng là người tiêu dùng không nên chọn mua những dòng gỗ lát sàn chịu nước thấp hơn cấp độ 1, nghĩa là có độ trương nở lớn hơn 20%. Những dòng sàn khi ngâm trong nước sau 24 giờ sẽ cho ra kết quả rất rõ ràng. Phần trăm độ trương nở càng thấp cho thấy loại sàn đó chống nước càng tốt.

Hillman là dòng sàng siêu chống nước chuyên dụng cho vùng biển

Hillman Malaysia là dòng sàn gỗ siêu chịu nước Malaysia được xác định cao trên thị trường Hiện tại.

Ngày nay, những brand ván sàn được sản xuất tại Malaysia đang các chuyên gia ngành gỗ, nhà thầu xây dựng, các nhà thiết kế và khách hàng xác định khá cao về tiêu chí chống nước. Điển hình là thương hiệu Hillman – Sàn gỗ chuyên dụng cho vùng biển. Đây là dòng sàn chịu được mọi yếu tố thời tiết, phù hợp lắp ở những khu vực có độ ẩm cao, thường xuyên chịu tác động bởi nước. Dòng sàn này cho khả năng chống chống nước lên đến 48 tiếng đồng thời vẫn đảm bảo hàm lượng formaldehyde ở mức cho phép, và được bảo hành ngập nước trong 48 giờ. Hoặc người dùng có thể tham khảo các brand ván sàn nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu hoặc các nước châu Á phát triển như Floorpan, Artfloor, Lamton, Dongwha, … để có thể yên tâm về chất lượng được đảm bảo tuyệt đối.

]]>
https://tuvansango.com/san-go-co-nhung-cap-do-chong-nuoc-nao/feed 0
Formaldehyde là gì? Tìm hiểu tiêu chuẩn E0, E1 trên sàn gỗ công nghiệp https://tuvansango.com/formaldehyde-la-gi https://tuvansango.com/formaldehyde-la-gi#respond Fri, 21 May 2021 01:47:30 +0000 https://tuvansango.com/?p=2232 more ]]> Sàn gỗ công nghiệp là vật liệu ốp lát phổ biến trong nội thất đem lại tính thẩm mỹ sang trọng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về các vấn đề an toàn sức khỏe khi phải tiếp xúc với khí thải E trong ván gỗ công nghiệp. Vậy khí Formaldehyde là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng như cách kiểm soát loại khí thải này trong các sản phẩm ván gỗ công nghiệp như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Formaldehyde là nồng độ phát thải có trong sàn gỗ công nghiệp

Formaldehyde là nồng độ phát thải có trong sàn gỗ công nghiệp cần được kiểm soát

Nồng độ phát thải Formaldehyde là gì?

Formaldehyde là một chất khí không màu thuộc nhóm an-đê-hít, còn có tên gọi khác là Formol, Fomanđêhit, Methyl Aldehyde, … Ở điều kiện thường chất khí này có mùi hăng mạnh. Ứng dụng của Formal được dùng làm thuốc bảo quản trong phòng thí nghiệm, keo, vải chống nhăn, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng, gỗ lát sàn công nghiệp, …

E là một chất khí không màu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

E là một chất khí không màu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được kiểm soát

Formaldehyde là một chất độc hại được Tổ chức Y tế thế giới liệt vào danh sách có thể gây ung thư. Tính chất của E là chất khí dễ bay hơi. Vì vậy, khi được ứng dụng vào các lĩnh vực trong đời sống chất khí này sẽ phát thải ra môi trường tác động trực tiếp đến người sử dụng.

Formaldehyde có hại cho sức khỏe người dùng như thế nào?

Formol là một loại hóa chất thông dụng và được điều chế rộng rãi nhưng lại không được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị tiếp xúc thường xuyên với nồng độ cao. Bởi đây là chất độc hại mà cơ thể không có khả năng đào thải, tích tụ lâu ngày có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Một số tác hại của loại khí này đến cơ thể con người có thể liệt kê như sau:

  • Một người bình thường khi hít thở phải khí Formaldehyde trong thời gian ngắn có thể gây ra kích thích mắt và màng nhầy. Xuất hiện các hiện tượng: chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở.
  • Nếu tiếp xúc trong thời gian dài chất khí độc này có thể gây tác hại nghiêm trọng cho da, hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, …
  • Đối với phụ nữ có thai, E có thể gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
  • Nếu đưa E trực tiếp vào cơ thể người có thể gây ngộ độc nặng hoặc ung thư. đã được chứng minh là có thể gây ung thư nếu đưa formal vào trong cơ thể.
Sử dụng sản phẩm có nồng độ E cao sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp

Nếu sử dụng sản phẩm có nồng độ E cao lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp

Sàn gỗ công nghiệp có chứa khí Formaldehyde không?

Như đã đề cập ở phần ứng dụng của E, loại chất hóa học này được ứng dụng trong ngành công nghiệp chế biến ván gỗ. E có trong keo dùng để kết dính bột gỗ. Chất này liên kết với cellulose của gỗ tạo thành một liên kết vững chức có độ bền cao. Đây là một chất có vai trò quan trọng trong việc tạo độ cứng cho cốt gỗ ngoài ra còn có chức năng chống mối mọt.

Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ thường chứa nồng độ E trong keo kết dính

Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ thường chứa nồng độ E trong keo kết dính

Chính bởi vậy mà một số công ty sản xuất ván lót sàn gỗ công nghiệp lợi dụng điểm này để tăng thành phần Formol trong cốt gỗ để tăng độ cứng cũng như khả năng chống mối cho ván sàn. Tuy nhiên điều này lại vô hình chung đem tới một mối hiểm họa lớn cho người sử dụng. Hàm lượng lớn Formaldehyde trong tấm ván công nghiệp không đảm bảo chất lượng tiếp xúc hàng ngày với con người có thể dẫn đến những vấn đề nguy hại cho sức khỏe.

Tại sao tiêu chuẩn khí thải E trong gỗ công nghiệp cần được kiểm soát

Chính bởi thực trạng lạm dụng Formaldehyde trong ngành công nghiệp sản xuất sàn gỗ mà Bộ tiêu chuẩn về khí thải (ký hiệu là E) được ra đời. Đây là bộ tiêu chuẩn được Hội đồng các nước Châu Âu thống nhất và có hiệu lực lưu hành trên nhiều quốc gia khác nhau. Mục tiêu của bộ Tiêu chuẩn khí thải E là đo lường và kiểm soát nồng độ chất Formol có trong các sản phẩm nội thất từ gỗ để đảm bảo rằng các sản phẩm này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

E là tiêu chuẩn đo lường nồng độ phát thải Formol có trong ván sàn công nghiệp

E là tiêu chuẩn đo lường nồng độ phát thải Formol có trong ván sàn công nghiệp

Formaldehyde là chất độc được cảnh báo. Vì vậy, việc kiểm soát bằng các tiêu chuẩn rõ ràng là một biện pháp thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng cũng là một cách để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.

Thước đo tiêu chuẩn khí thải E trong gỗ công nghiệp

Tiêu chuẩn gỗ công nghiệp về khí thải E được chia thành nhiều cấp độ khác nhau để thể hiện trung thực nồng độ chất Formol có trong sàn gỗ công nghiệp cũng như là cơ sở cho người mua lựa chọn được các sản phẩm an toàn với sức khỏe. Tiêu chuẩn E được chia thành các cấp độ cụ thể:

Tiêu chuẩn E0

E0 là mức độ thân thiện nhất với sức khỏe của người sử dụng. Nồng độ khí Formaldehyde gần như bằng 0. Tiêu chuẩn này hiện nay rất ít dòng sàn công nghiệp có thể đáp ứng được tiêu chuẩn này. Thông thường chỉ áp dụng cho các loại sàn gỗ tự nhiên không qua xử lý.

Tiêu chuẩn E1

Ván ép E1 là những sản phẩm ván sàn đạt nồng độ khí thải 0.03ppm (phần triệu – đơn vị đo mật độ). Ở ngưỡng này khí thải Formol với nồng độ loãng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng trực tiếp. Thước đo E1 được ứng dụng rộng rãi trong các dòng sàn gỗ công nghiệp để làm cơ sở lựa chọn vật liệu ốp lát nội thất an toàn cho sức khỏe.

E1 đạt tiêu chuẩn an toàn được Tổ chức Y tế thế giới công nhận

E1 đạt nồng độ khí thải đạt tiêu chuẩn an toàn được Tổ chức Y tế thế giới công nhận

Tiêu chuẩn E2

Chỉ số E2 là ngưỡng bắt đầu có hại cho sức khỏe. Hàm lượng phát thải của Formol trong không khí >0.124mg/m3 là dấu hiệu cảnh báo sản phẩm có thể gây hại đến sức khỏe người sử dụng.

Sàn gỗ công nghiệp nào đạt chuẩn Formaldehyde an toàn cho người sử dụng?

Có thể đánh giá khí thải E là một mối quan tâm cần được hết sức chú trọng trong khi đi chọn sàn gỗ lát sàn cho nội thất. Chắc chắn không ai mong muốn hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc và sinh hoạt trong môi trường tiềm ẩn mối hiểm họa đe dọa đến sức khỏe. Người tiêu dùng có thể căn cứ vào tiêu chuẩn E1 áp dụng cho các sản phẩm gỗ công nghiệp để đánh giá và lựa chọn ra các sản phẩm ván sàn đạt chuẩn an toàn cho sức khỏe.

Những dòng sàn nhập khẩu từ châu Âu sẽ đảm bảo về nồng độ E1 an toàn cho sức khỏe

Những dòng sàn nhập khẩu từ châu Âu sẽ đảm bảo về nồng độ E1 an toàn cho sức khỏe

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm ván sàn từ gỗ công nghiệp được chào bán với giá thành rẻ với nhiều chức năng nổi bật như chống nước, chống mối mọt. Thực tế để có thể đạt được những yêu cầu này mà chi phí sản xuất thấp thì đa số các nhà máy sản xuất sẽ sử dụng hàm lượng keo dính có chứa Formaldehyde cao để tăng độ cứng cho ván sàn. Vì vậy hãy thật thận trọng khi đánh giá các sản phẩm có giá thành rẻ.

Floorpan Artfloor và là một trong những thương hiệu ván sàn đảm bảo tiêu chuẩn E1

Floorpan Artfloor và là một trong những thương hiệu ván sàn đảm bảo tiêu chuẩn E1

Thay vào đó hãy cân nhắc những sản phẩm cao cấp được nhập khẩu từ Châu Âu sẽ đảm bảo được các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm ván sàn nhập khẩu từ các nhà máy lớn tại Châu Âu như nhà máy Kastamonu với các thương hiệu nổi tiếng như Floorpan hay Artfloor. Để có thể được lưu hành trong khối tiêu dùng nội bộ EU, các sản phẩm ván sàn phải đạt được các chứng chỉ khí thải khắt khe để đảm bảo an toàn cho người dùng. Đây sẽ là một gợi ý đáng cân nhắc nếu bạn muốn ngôi nhà của mình là một mái ấm an toàn thực sự.

Tham khảo thêm: Chứng nhận FSC là gì? Tại sao nên mua sàn gỗ có chứng chỉ FSC

Địa chỉ mua sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn E1

Kể đến tên các nhà phân phối sàn gỗ nhập khẩu uy tín tại Việt Nam phải đề cập đến Tư Vấn Sàn Gỗ. Đây là nhà phân phối chuyên nhập khẩu các sản phẩm ván sàn cao cấp từ Châu Âu với dải sản phẩm đa dạng. Với hệ thống cửa hàng trải dài toàn quốc bạn có thể dễ dàng đến trực tiếp cửa hàng để đánh giá chất lượng sản phẩm một cách khách quan nhất. Tất cả sản phẩm ván sàn ở đây đều có đầy đủ giấy tờ xác thực xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật và chứng chỉ chất lượng liên quan. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm tại đây. Để được nhận thông tin chi tiết về các sản phẩm sàn ván gỗ cao cấp đạt chuẩn E1 và địa chỉ cửa hàng gần nhất, vui lòng liên hệ đến hotline 0931 833 833.

Tư Vấn Sàn Gỗ là đơn vị nhập khẩu và phân phối ván sàn chuẩn tiêu chuẩn nồng độ E1

Tư Vấn Sàn Gỗ là đơn vị nhập khẩu và phân phối ván sàn chuẩn tiêu chuẩn nồng độ E1

Với những thông tin trên đây có lẽ bạn đọc đã biết được tiêu chuẩn khí Formaldehyde là gì và căn cứ để chọn được sàn gỗ đạt chuẩn an toàn cho sức khỏe. Chúc bạn lựa chọn được vật liệu ốp lát chất lượng cao, an toàn cho gia đình của bạn.

]]>
https://tuvansango.com/formaldehyde-la-gi/feed 0
Chứng nhận FSC là gì? Lợi ích từ việc mua sàn gỗ được cấp chứng chỉ FSC https://tuvansango.com/chung-nhan-fsc-la-gi https://tuvansango.com/chung-nhan-fsc-la-gi#respond Thu, 22 Apr 2021 09:59:47 +0000 https://tuvansango.com/?p=2026 more ]]> Đối với các sản phẩm được chế biến từ gỗ thì Chứng nhận FSC là một trong những tiêu chí quan trọng giúp cho nhà sản xuất và người dùng truy xuất nguồn gốc và đánh giá chất lượng của sản phẩm. Vậy tiêu chuẩn gỗ FSC là gì? Có ảnh hưởng như thế nào tới các sản phẩm được chế biến từ gỗ nói chung và các sản phẩm sàn gỗ nói riêng? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Chứng nhận FSC là gì

Chứng nhận FSC được xem là “tiêu chuẩn vàng” để truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm

Tìm hiểu chung về Tổ chức FSC

FSC – Forest Stewardship Council, là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1993. Đây là Tổ chức duy nhất được công nhận toàn cầu về vấn đề phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận liên quan đến rừng. FSC được ra đời từ sự hợp tác tự nguyện ở các bên liên quan bao gồm các doanh nghiệp, nhà bảo vệ môi trường và các nhà lãnh đạo cộng đồng với sứ mệnh thúc đẩy việc quản lý rừng toàn cầu phù hợp với những giá trị bền vững cho môi trường, có lợi cho xã hội và đem lại hiệu về quả kinh tế.

FSC là Tổ chức đưa ra các giải pháp, biện pháp kiểm soát nguồn tài nguyên rừng

FSC là Tổ chức đưa ra các giải pháp, biện pháp kiểm soát nguồn tài nguyên rừng

FSC được xem như là “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá các sản phẩm làm từ gỗ có đảm bảo nguồn gốc của nguyên liệu khai thác được cấp phép hay không. Đây được xem như là trách nhiệm chung của các Tập đoàn, công ty lớn chuyên kinh doanh về lĩnh vực gỗ. Một sản phẩm sản xuất ra phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng toàn cầu phải song song với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Quy chung lại, FSC là chứng chỉ chứng nhận một doanh nghiệp đảm bảo, chứng thực nguồn gốc khai thác gỗ được Hội đồng quản lý rừng cấp phép.

Chứng nhận FSC là gì?

Chứng nhận bảo vệ rừng FSC là một loại chứng chỉ được tổ chức phi chính phủ Forest Stewardship Council cung cấp nhằm xác minh nguồn gốc gỗ, quy trình khai thác, sản xuất thành phẩm đúng theo pháp luật, đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Chứng nhận bảo vệ rừng FSC

FSC Certificate là chứng chỉ chứng thực nguồn gốc khai thác gỗ của một sản phẩm được cấp phép

Chứng chỉ FSC được phân loại thành:

  • FSC-FM (FSC Forest Management) Certificate: Chứng nhận Quản lý rừng. Được cấp cho một khu rừng bất kỳ hoặc các khu rừng xác định. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế theo yêu cầu của FSC.
  • FSC-CoC (FSC-Chain of Custody) Certificate: Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm. Cấp cho các tổ chức đã chứng minh được các sản phẩm gỗ có nguồn gốc được chứng nhận.
  • FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood) Certificate: Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm/Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát.

Điều kiện để các công ty kinh doanh sàn gỗ được cấp chứng chỉ gỗ FSC

Là bộ tiêu chuẩn có giá trị toàn cầu hướng đến những giá trị đích thực cho hệ sinh thái xanh. Bởi vậy, để đủ tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ FSC, các công ty kinh doanh sản phẩm từ gỗ nói chung và các công ty kinh doanh sàn gỗ nói riêng phải trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt.

  • Phải cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan, chứng minh về nguồn gốc của tài nguyên rừng cũng như các sản phẩm gỗ không nằm trong danh mục các sản phẩm bị cấm (tức là gỗ khai thác trái phép, gỗ lậu không có nguồn gốc xuất xứ, gỗ khai thác trong khu vực hạn chế và có quy định bảo tồn, …)
  • Cung cấp các tài liệu liên quan tới việc lập kế hoạch bảo vệ và trồng rừng. Cũng như kế hoạch khai thác tài nguyên rừng như thế nào cho hợp lý.
  • Cung cấp đầy đủ các hồ sơ về các chương trình được thành lập, nhằm đảm bảo tuyệt đối cho lợi ích của những người dân bản địa sinh sống trong khu vực rừng khai thác đó.
Điều kiện được cấp chứng chỉ FSC

Các công ty cần cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết để đảm bảo được cấp chứng chỉ FSC

Tuy nhiên, giá trị của FSC Certificate cũng có hạn, chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 5 năm. Sau khi hết hạn, các bên liên quan sẽ tiến hành đánh giá lại, nếu đủ điều kiện sẽ được tiếp tục gia hạn chứng chỉ. Đồng thời trong thời gian 5 năm, tổ chức FSC có quyền kiểm tra thường niên để đánh giá việc thực hiện cam kết của đối tượng được cấp chứng chỉ. Nếu không đảm bảo thực hiện đúng những gì cam kết, chứng chỉ có thể bị thu hồi và hết hiệu lực.

10 nguyên tắc cốt lõi của Bộ Bộ tiêu chuẩn FSC là gì?

Bộ tiêu chuẩn FSC được xây dựng dựa trên sự đóng góp từ nhiều bên liên quan nhằm đem tới hệ thống quy định chung có giá trị bảo vệ hệ sinh thái rừng toàn cầu. Xương sống cốt lõi của FSC Certificate dựa trên 10 nguyên tắc nền tảng sau:

Nguyên tắc số 1: Tuân thủ luật pháp

Tổ chức phải tuân thủ tất cả các luật, quy định hiện hành và các hiệp ước, công ước và thỏa thuận quốc tế đã được phê chuẩn trên toàn quốc. Đồng thời, cũng tuân theo tất cả những tiêu chuẩn và tiêu chí của P&C&I tại Việt Nam, trồng rừng chứng chỉ FSC.

Nguyên tắc số 2: Quyền của người lao động và điều kiện việc làm

Tổ chức phải duy trì hoặc nâng cao phúc lợi xã hội và kinh tế của người lao động. Đảm bảo quyền sử dụng rừng của chủ sở hữu và cấp phép sử dụng.

Nguyên tắc số 3: Quyền của người bản địa

Tổ chức sẽ xác định và duy trì các quyền hợp pháp và tập quán của người bản địa về quyền sở hữu, sử dụng và quản lý đất đai, lãnh thổ và tài nguyên bị ảnh hưởng bởi các hoạt động quản lý.

10 nguyên tắc cốt lõi của Bộ Bộ tiêu chuẩn FSC

FSC được xây dựng dựa trên 10 nguyên tắc cốt lõi

Nguyên tắc số 4: Quan hệ cộng đồng

Tổ chức sẽ đóng góp vào việc duy trì hoặc nâng cao phúc lợi xã hội và kinh tế của các cộng đồng địa phương.

Nguyên tắc số 5: Lợi ích từ rừng

Tổ chức phải quản lý hiệu quả nhiều loại sản phẩm và dịch vụ của Đơn vị quản lý để duy trì hoặc nâng cao khả năng kinh tế lâu dài, phạm vi lợi ích về môi trường và xã hội.

Nguyên tắc số 6: Giá trị môi trường và tác động

Tổ chức phải duy trì, bảo tồn và/ hoặc phục hồi các dịch vụ hệ sinh thái và các giá trị môi trường của Đơn vị quản lý. Đồng thời phải tránh, sửa chữa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Trồng rừng và tái sinh rừng được xem là cái nôi của việc phát triển kinh tế

Trồng rừng và tái sinh rừng được xem là cái nôi của việc phát triển kinh tế

Nguyên tắc số 7: Lập kế hoạch quản lý

Tổ chức phải có một kế hoạch quản lý phù hợp với các chính sách và mục tiêu của mình và tương ứng với quy mô, cường độ cũng như rủi ro trong các hoạt động quản lý của mình.

Nguyên tắc số 8: Giám sát và đánh giá

Tổ chức phải chứng minh rằng tiến độ đạt được các mục tiêu quản lý, các tác động của hoạt động quản lý và điều kiện của Đơn vị quản lý, được theo dõi và đánh giá tương ứng với quy mô, cường độ và rủi ro của các hoạt động quản lý để thực hiện quản lý thích ứng.

Nguyên tắc số 9: Giá trị bảo tồn cao

Tổ chức phải duy trì và/ hoặc nâng cao các giá trị bảo tồn cao trong Đơn vị quản lý thông qua việc áp dụng phương pháp phòng ngừa.

Nguyên tắc số 10: Thực hiện các hoạt động quản lý

Các hoạt động quản lý do Tổ chức thực hiện cho Đơn vị quản lý sẽ được lựa chọn và thực hiện phù hợp với các mục tiêu và chính sách kinh tế, môi trường và xã hội của Tổ chức. Đồng thời tuân thủ các Nguyên tắc và Tiêu chí chung.

Tham khảo thêm: Gỗ Xoan Đào có tốt không? Có nên lựa chọn sàn gỗ Xoan Đào để ốp lát?

Quy trình cấp chứng chỉ FSC

Để được cấp chứng chỉ bảo vệ rừng FSC, các bên có nhu cầu không chỉ cần đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc chung của bộ tiêu chuẩn mà còn phải thực hiện theo đúng trình tự đăng ký cấp chứng chỉ sau.

Bước 1: Liên hệ với các tổ chức chứng nhận được FSC công nhận (và/ hoặc các chương trình nhóm doanh nghiệp nhỏ nếu thích hợp) để yêu cầu báo giá

Để cung cấp cho bạn ước tính ban đầu về chi phí và thời gian, tổ chức chứng nhận sẽ yêu cầu một số thông tin cơ bản về hoạt động của bạn. Sau đó, họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các yêu cầu đối với chứng chỉ FSC. Để biết danh sách các tổ chức chứng nhận được FSC công nhận, hãy nhấp vào liên kết “được chứng nhận” bên dưới. Bạn có thể đủ điều kiện để được đưa vào một chương trình nhóm, trong trường hợp đó, bạn nên liên hệ với một hoặc nhiều (ngoài các tổ chức chứng nhận).

Để đủ điều kiện cấp chứng nhận FSC, đơn vị cần thực hiện các bước được quy định rõ ràng

Để đủ điều kiện cấp chứng nhận FSC, đơn vị cần thực hiện các bước được quy định rõ ràng

Bước 2: Gửi đơn đăng ký chứng nhận đến tổ chức chứng nhận FSC mà bạn lựa chọn

Quyết định tổ chức chứng nhận nào (hoặc chương trình nhóm doanh nghiệp nhỏ) mà bạn muốn làm việc cùng và ký thỏa thuận với họ.

Bước 3: Đảm bảo rằng có sẵn Hệ thống quản lý FM / CoC hoặc CoC thích hợp

Hệ thống này phải phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn Quản lý Rừng và / hoặc Quy trình Giám sát Nguồn gốc của FSC.

Bước 4: Thực hiện đánh giá tại chỗ bởi tổ chức chứng nhận đã chọn của bạn

Đánh giá chứng nhận FSC sẽ đánh giá sự tuân thủ của công ty bạn với các yêu cầu FSC có liên quan. Báo cáo đánh giá được lập để tổ chức chứng nhận đưa ra quyết định.

Bước 5: Đạt được chứng nhận phê duyệt

Sau một quyết định chứng nhận tích cực, bạn sẽ nhận được chứng chỉ FSC và mã giấy phép của bạn. Đơn vị có thể tra cứu chứng chỉ FSC bất cứ khi nào sau khi được phê duyệt.

Tại sao nên mua sàn gỗ được cấp chứng chỉ FSC?

Đối với các sản phẩm từ gỗ, chứng nhận FSC đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm và quá trình khai thác tuân thủ đúng luật pháp nước sở tại. Khi lựa chọn sàn gỗ cao cấp nhập khẩu có nguồn nguyên liệu FSC cũng đồng nghĩa với việc:

  • Bạn đang sử dụng sản phẩm được cấp phép khai thác theo đúng quy định của pháp luật, không phải những sản phẩm khai thác trái phép. Tránh được rủi ro về truy cứu pháp lý nếu xảy ra kiện tụng.
  • Bạn đang chung tay góp một phần lớn vào việc kiểm soát hao hụt lãng phí tài nguyên rừng. Bởi quá trình khai thác gỗ chế biến được giám sát nghiêm ngặt để giảm thiểu tối đa sự suy thoái rừng trước thực trạng cạn kiệt tài nguyên.
Chọn các thương hiệu sàn gỗ đạt chứng chỉ FSC

Chọn các thương hiệu sàn gỗ đạt chứng chỉ FSC là bạn đang chung tay bảo vệ tài nguyên rừng

  • Bạn đang lựa chọn lối sống xanh và đóng góp vào hành trình cải thiện hệ sinh thái rừng. Mỗi một cây gỗ được khai thác theo tiêu chuẩn FSC sẽ được bù bằng một cây con mới theo kế hoạch cam kết phục hồi hệ sinh thái. Để đảm bảo rằng quá trình khai thác không làm ảnh hưởng đến diện tích rừng trong dài hạn.
  • Bạn đang bảo vệ chính cuộc sống của bạn, của gia đình và của thế hệ tương lai. Trồng rừng FSC là giải pháp cốt lõi để đảm bảo người tiêu dùng vẫn có những sản phẩm chất lượng cao để sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Nếu như mỗi một người tiêu dùng đều lựa chọn sử dụng sàn gỗ FSC thì nhân loại sẽ không còn phải chứng kiến những cơn bão dữ dội, những trận xói mòn, sạt lở đất, sự nóng lên toàn cầu, …

Lựa chọn sàn gỗ đạt chứng nhận FSC nói riêng và các sản phẩm từ gỗ nói chung là một lựa chọn không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân người dùng mà còn mang tính trách nhiệm xã hội cao cả.

Những loại sàn gỗ nào tại Việt Nam được cấp chứng chỉ rừng FSC?

Quay trở lại thực tế ở Việt Nam, mặc dù được Chính phủ hết sức quan tâm về vấn nạn khai thác rừng trái phép, nhưng thực trạng vẫn còn ở đâu đó âm thầm diễn ra cảnh đất trống đồi trọc do khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất ván sàn ở Việt Nam vẫn chưa thực sự nhận định được tầm ảnh hưởng quan trọng của quy trình khai thác bền vững và việc đăng ký chứng chỉ gỗ cho các sản phẩm của mình. Vì vậy khá khó để tìm kiếm các sản phẩm sàn gỗ đạt chứng nhận rừng ở Việt Nam.

Rất ít các đơn vị phân phối các sản phẩm từ gỗ đạt chứng chỉ FSC tại Việt Nam

Rất ít các đơn vị phân phối các sản phẩm từ gỗ đạt chứng chỉ FSC tại Việt Nam

Tuy nhiên, một số các đơn vị phân phối lớn tại Việt Nam có triết lý kinh doanh bền vững hiện nay đã nỗ lực nhập khẩu các dòng sàn gỗ FSC đạt chuẩn từ nước ngoài về để phục vụ nhu cầu của thị trường. Một mặt đem đến cho người tiêu dùng Việt các sản phẩm xanh, chất lượng cao. Mặt khác làm trung hòa thị trường ván sàn trong nước để làm giảm thiểu tình trạng khai thác tràn lan trái phép rừng ở Việt Nam. Mục đích này mang tới giá trị nhân văn lớn cho hệ sinh thái rừng ở Việt Nam.

Nổi bật trong đó phải đề cập đến thương hiệu sàn gỗ tự nhiên Ekogreen được nhập khẩu từ Malaysia. Sản phẩm được khai thác theo chương trình kiểm soát rừng của Chính phủ Malaysia và được đăng ký chứng chỉ FSC. Không chỉ có mặt ở Việt Nam, Ekogreen còn được nhiều quốc gia khó tính trên thế giới đón nhận bởi chất lượng gỗ cao cấp từ những cánh rừng mưa nhiệt đới, bề mặt vân gỗ sắc sảo và quan trọng hơn cả là sản phẩm thân thiện với môi trường. Khai thác gỗ để phục vụ cho con người nhưng không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường chung của toàn cầu.

Ekogreen là một trong những thương hiệu sàn gỗ đạt chứng nhận FSC

Ekogreen là một trong những thương hiệu sàn gỗ đạt chứng nhận FSC

Hiện tại Ekogreen đang được phân phối độc quyền tại Tư Vấn Sàn Gỗ. Bạn có thể liên hệ theo tổng đài 0931 833 833 để được thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như các chứng chỉ đi kèm. Có thể nói, chứng chỉ FSC không chỉ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình bảo vệ môi trường rừng mà còn là công cụ để xây dựng môi trường sống bền vững cho tương lai nhân loại. Chúng tôi hy vọng sau khi bạn đọc tìm hiểu về chứng chỉ rừng FSC sẽ có những hành động tích cực hơn để cùng chung tay bảo vệ trái đất xanh!

]]>
https://tuvansango.com/chung-nhan-fsc-la-gi/feed 0
Hèm khóa là gì? Các loại hèm khóa phổ biến cho sàn gỗ https://tuvansango.com/hem-khoa-la-gi https://tuvansango.com/hem-khoa-la-gi#respond Sat, 10 Apr 2021 01:46:45 +0000 https://tuvansango.com/?p=1831 more ]]> Trong quá trình đi chọn ván sàn cho ngôi nhà của mình, chắc hẳn nhiều người đã nghe đến khái niệm hèm khóa sàn gỗ. Mặc dù không quá xa lạ với người trong ngành, nhưng khái niệm này lại khá lạ lẫm với nhiều khách hàng. Vậy hèm khóa là gì? Có mấy loại hèm khóa? Nên chọn sàn gỗ khóa hèm nào? Cùng Tư Vấn Sàn Gỗ tìm ra câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây!

Hèm khóa là bộ phận quan trọng của sàn gỗ

Hèm khóa là bộ phận quan trọng quyết định sự kết chặt các tấm ván lại với nhau

Hèm khóa sàn gỗ là gì?

Hèm khóa ở sàn gỗ là một phần trong cấu tạo của tấm ván gỗ. Phần hèm khóa này chính là các khớp nối ở cạnh của tấm sàn. Bốn cạnh của tấm ván được thiết kế các hèm gọi là khớp âm – dương để liên kết các tấm sàn lại với nhau.

Với thiết kế khóa hèm sẽ giúp quá trình lắp đặt nhanh chóng, đơn giản hơn mà không cần phải sử dụng keo dính. Đồng thời, tạo độ chắc chắn cho người dùng khi di chuyển trên bề mặt sàn. Lựa chọn loại ván có hèm tốt giúp tránh được hiện tượng sàn bị trượt hèm gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Hèm khóa là các khớp nối ở các cạnh của tấm sàn

Hèm khóa là các khớp nối ở các cạnh của tấm sàn

Vai trò của hèm khóa trong cấu tạo sàn gỗ

Khóa hèm là một trong những phần cấu tạo tạo nên một tấm sàn gỗ. Mỗi lớp sẽ có chức năng riêng. Hèm khóa được gắn liền với lớp cốt gỗ. Giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong cấu trúc sàn. Khi lắp đặt, những tấm sàn có liên kết chặt chẽ với nhau hay không phụ thuộc rất lớn vào bộ phận hèm.

Bộ phận hèm giúp liên kết các tấm ván chặt chẽ lại với nhau

Bộ phận hèm giúp liên kết các tấm ván chặt chẽ lại với nhau

Hèm khóa có chức năng liên kết các tấm ván lại với nhau một cách chắc chắn, chống trôi hở hèm khi gỗ co giãn. Ngoài ra, bằng việc kết nối với nhau qua các khớp nối hèm giúp sàn nhà liên kết thành cấu trúc ổn định, không bị xô lệch trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, sàn có hèm giúp tháo gỡ các tấm ván dễ dàng hơn, giúp bạn thoải mái di dời sàn khi cần. Tiện dụng hơn rất nhiều so với các dòng sàn dán keo.

Các loại hèm khóa sàn gỗ phổ biến hiện nay

Ngày nay, hầu hết các loại ván gỗ lát sàn từ sàn tự nhiên, công nghiệp đến sàn nhựa giả gỗ đều thiết kế có khóa hèm. Rõ ràng hèm khóa là một phần quan trọng không thể thiết trong cấu tạo tấm ván sàn, giúp việc lắp đặt nhanh chóng và đem đến sự tiện nghi cho người dùng. Tùy theo nhà sản xuất và nhu cầu sử dụng mà việc thiết kế hèm khóa cho sàn ván gỗ cũng rất đa dạng có thể kể đến một số loại phổ biến dưới đây.

Hèm khóa Uniclic

Đầu tiên một cái tên đáng được nhắc đến đó là kiểu hèm Uniclic, một trong những dạng hèm khóa phổ biến nhất trong lĩnh vực gỗ công nghiệp lát sàn trên thế giới. Được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Unilin hàng đầu từ Bỉ, Uniclic cho đến ngày nay vẫn được đánh giá là hệ thống khóa thân thiện nhất, dễ dàng lắp đặt với cơ chế móc lưỡi và đóng sập.

Rất nhiều dòng sàn gỗ cao cấp của Châu Âu hiện nay áp dụng công nghệ khóa hèm Uniclic vào trong thiết kế ván sàn nhằm mang đến lợi ích tối đa và sự thuận tiện cho người sử dụng.

Hèm khóa Uniclic

Uniclic là kiểu hèm có lưỡi móc và đóng gập khi lắp đặt được sản xuất từ nước Bỉ

Hèm khóa V-Groove

Một dạng hèm phổ biến khác đó là kiểu rãnh V-Groove. Thiết kế rãnh V ở các tấm sàn được nhiều người đánh giá là tăng tính thẩm mỹ hơn, tự nhiên hơn so với việc thiết kế hèm phẳng. Đồng thời, thiết kế này cũng giúp khả năng chống nước ở hèm khóa tốt hơn. Một kiểu hèm được xếp vào top ưa chuộng của nhiều người dùng.

Hèm khóa V-Groove

V-Groove là kiểu hèm hiện đại mang lại vẻ đẹp tự nhiên hơn cho nền sàn ốp

Hèm khóa Synchloc

Dạng hèm Synchloc là kiểu thiết kế được bắt gặp nhiều ở các loại sàn gỗ Malaysia. Ưu điểm điểm của loại hèm này là độ kết nối, chắc chắn cao, giảm thiểu được tối đa các vấn đề hở hèm ở ván sàn. Tuy nhiên, kiểu hèm cũng đòi hỏi kỹ năng lắp đặt chuyên môn cao.

Hèm khóa Synchloc

Synchloc cho độ liên kết cao giúp hạn chế tối đa tình trạng hở hèm sau thời gian dài sử dụng

Hèm khóa Clic2Clic

Được xem là hệ hèm khóa đơn giản nhất hiện nay, sàn gỗ công nghiệp hèm khóa Clic2Clic rất dễ lắp đặt. Bạn không cần phải là thợ lắp đặt chuyên nghiệp cũng có thể dễ dàng lắp đặt các tấm ván được thiết kế kiểu hèm này. Mặc dù có lợi trong mặt tiết kiệm thời gian lắp đặt nhưng loại hèm khóa này lại có nhược điểm là ít chắc chắn, dễ xô lệch trong quá trình sử dụng. Thông thường, các loại ván sàn giá rẻ thường áp dụng công nghệ hèm này.

Các loại sàn bình dân thường sử dụng hệ hèm Clic2Clic

Các loại sàn bình dân thường sử dụng hệ hèm Clic2Clic

Hèm khóa RClick

Được thiết kế dạng khóa hình chữ R, kiểu hèm RClick có đặc điểm là độ liên kết cao, sở hữu khả năng chống nước tốt. Tuy nhiên, vì thiết kế quá phức tạp nên loại hèm này khiến nhiều thợ thi công mất khá nhiều thời gian để lắp đặt. Nếu chuyên môn và kinh nghiệm không đủ có thể sẽ không biết cách lắp đặt loại sàn gỗ thiết kế kiểu hèm chữ R này sao cho đúng, dẫn đến những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.

RClick là loại hèm có độ liên kết cao nhưng rất khó lắp đặt

RClick là loại hèm có độ liên kết cao nhưng rất khó lắp đặt

Hèm khóa Crystal-Click

Dạng hèm Crystal-Click có thiết kế nửa cung tròn, phần đầu hèm có lẫy nhựa sập. Với thiết kế này có thể hạn chế được việc mẻ hèm, vỡ hèm trong quá trình lắp đặt. Tuy nhiên, kiểu hèm này được thiết kế độc quyền cho một hãng sàn gỗ nổi tiếng từ Thụy Sỹ, bạn sẽ khó tìm được dạng hèm này ở các loại ván sàn khác. Những tấm ván sử dụng kiểu khóa hèm này rất dễ lắp đặt, chỉ cần vỗ nhẹ đã có thể vào khớp.

Hèm khóa TAP&GO

Cũng là một kiểu thiết kế hướng đến sự nhanh chóng và dễ dàng trong lắp đặt. Đúng như cái tên của nó, bạn chỉ cần đẩy vào, gõ nhẹ là xong. Hai tấm gỗ rất dễ khớp với nhau nếu bạn biết một chút về kỹ thuật, tạo sự thuận tiện và nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng như nhiều kiểu hèm đơn giản khác, TAP&GO có nhược điểm chống thấm nước kém, độ liên kết không được đánh giá cao.

TAP&GO là kiểu hèm dễ lắp đặt nhưng khả năng chống thấm nước kém

TAP&GO là kiểu hèm dễ lắp đặt nhưng khả năng chống thấm nước kém

Hèm khóa Zip’n’Go

Một kiểu hèm rất đặc biệt khác đó là Zip’n’Go, thay vì khớp các mối âm – dương với nhau thì thiết kế này bạn phải đặt các đầu tấm sàn khít với nhau, sau đó kéo chốt để cố định tấm ván. Tuy khá mất thời gian trong việc lắp đặt nhưng kiểu hèm khóa này được đánh giá là khá chắc chắn nhưng để sửa chữa và tháo dỡ thì không đơn giản.

Zip’n’Go là kiểu hèm tạo sự chắc chắn cao nhưng rất khó lắp đặt

Zip’n’Go là kiểu hèm tạo sự chắc chắn cao nhưng rất khó lắp đặt

Tham khảo thêm: Các loại kích thước sàn gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Hèm khóa có ảnh hưởng đến chất lượng sàn gỗ không?

Khi tìm hiểu về sàn tự nhiên, công nghiệp, sàn nhựa hèm khóa giả gỗ nhiều người đều có chung thắc mắc vậy phần khóa hèm này có ảnh hưởng gì đến chất lượng hay việc lựa chọn sàn gỗ không? Mặc dù không nằm trong cấu tạo chính của tấm ván nhưng bạn cũng nhất định không được bỏ qua việc đánh giá phần thiết kế hèm này. Bởi thực tế, bộ phận này có ảnh hưởng đến chất lượng và giá sàn nhựa, sàn gỗ,…

Lựa chọn hèm khóa chất lượng và phù hợp giúp mang lại độ bền cao cho nền sàn ốp gỗ

Lựa chọn hèm khóa chất lượng và phù hợp giúp mang lại độ bền cao cho nền sàn ốp gỗ

Như đã đề cập ở phần trên, hèm khóa là một bộ phận kết nối các tấm ván lại với nhau nên sẽ tạo ra các khe hở. Do đó, nước rất dễ chảy từ các khe thấm xuống cốt gỗ gây hư hỏng.

Nhiều trường hợp phải thay mới sàn nhà vì nước ngấm vào hèm khóa khiến các cạnh hèm bị phồng hay gãy làm sàn nhà không còn bằng phẳng như trước. Hoặc những loại hèm thiết kế đơn giản dễ xảy ra lỗi như chạy hèm, hở hèm khiến bạn sẽ phải tốn kém chi phí sửa chữa, gây trơn trượt khi di chuyển trên bề mặt sàn. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn các loại sàn gỗ có thiết kế hèm liên kết chắc chắn, chất lượng cao.

Nên sử dụng sàn gỗ hèm khóa loại nào tốt nhất?

Vậy nên sử dụng loại khóa hèm nào mới tốt? Như đã giới thiệu và phân tích ở trên thì hiện nay, người tiêu dùng toàn cầu đánh giá cao 3 kiểu hèm: Uniclic, V-Groove và Synchloc.

  • Bạn có thể lựa chọn các loại ván sàn Châu Âu với thiết kế hèm Uniclic nổi tiếng thế giới và được người dùng trên nhiều quốc gia đánh giá cao. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng liên kết chắc chắn của các khớp nối. Một phương án vừa mang tính thẩm mỹ Châu Âu cao cấp, vừa bền bỉ.
Uniclic là kiểu hèm phổ biến được người dùng đánh giá cao về chất lượng

Uniclic là kiểu hèm phổ biến được người dùng đánh giá cao về chất lượng

  • Hoặc lựa chọn các loại ván sàn thiết kế hèm V-Groove chắc chắn, sở hữu tính thẩm mỹ cao ở các chi tiết rãnh V giữa các tấm sàn. Khả năng chống nước của thiết kế này cũng giúp bạn yên tâm tránh khỏi những hư hỏng.
  • Hèm khóa Synchloc một lựa chọn được người Việt tin dùng từ các sản phẩm ván sàn Malaysia. Vừa mang ưu điểm cốt gỗ siêu chịu nước hàng đầu từ nguyên liệu gỗ nhiệt đới, kết hợp dạng hèm chắc chắn với thiết kế thông minh giúp giảm tình trạng hở hèm ở sàn gỗ, cố định sàn nhà chắc chắn.

Các lỗi hèm khóa thường gặp và cách khắc phục

Khi lựa chọn sàn gỗ, bạn cũng cần phải biết đến những lỗi thường gặp ở hèm khóa và phải biết cách khắc phục để hạn chế tình trạng hư hỏng trong quá trình sử dụng.

  • Lỗi đầu tiên phổ biến nhất đó là lỗi hở hèm. Lỗi này thường xuất phát từ nguyên nhân là kỹ thuật thi công kém, không tính toán chính xác độ giãn nở của gỗ. Đồng thời, với các dạng hèm đơn giản, khớp nối không có gờ dễ dẫn đến liên kết rời rạc khiến các tấm gỗ tách rời nhau khi có tác động từ nhiệt độ làm gỗ co ngót hay giãn nở. Cách khắc phục là lắp đặt lại, đẩy khít các hèm lại với nhau, giảm bớt khoảng trống giãn nở ở các cạnh tường.
Hở hèm là lỗi thường gặp tạo điều kiện cho nước thấm xuống cốt gỗ gây hư hỏng

Hở hèm là lỗi thường gặp tạo điều kiện cho nước thấm xuống cốt gỗ gây hư hỏng

  • Lỗi thứ hai đó là gãy hèm. Đây là trường hợp gây ra sự khó chịu cho người dùng từ việc sàn phát ra tiếng kêu hay bập bùng khi đi lại trên phần bị gãy. Nguyên nhân là thiết kế hèm yếu, khi chịu tác động lực khiến các phần hèm yếu bị gãy làm sàn bị mất khả năng kết nối. Cách sửa chữa là thay tấm sàn mới.
  • Một lỗi cũng thường gặp khác đó nở hèm. Lỗi này thường đến từ nguyên nhân đó là hèm bị ngấm nước. Với các thiết kế hèm khóa đơn giản, độ tương thích không cao dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nước len lỏi vào những khoảng trống giữa hai tấm sàn. Cách duy nhất để khắc phục đó là thay mới. Sau đó, bơm keo vào các phần khe hở nhiều để tránh nước ngấm xuống cốt gỗ.

Có thể thấy rằng, có rất nhiều kiểu thiết kế hèm khóa sàn gỗ. Mỗi kiểu đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, bạn có thể đánh giá và lựa chọn loại ván sàn có thiết kế hèm phù hợp. Hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo của Tư Vấn Sàn Gỗ!

]]>
https://tuvansango.com/hem-khoa-la-gi/feed 0
Tìm hiểu về khả năng chống mài mòn AC3, AC4, AC5 trên sàn gỗ https://tuvansango.com/kha-nang-chong-mai-mon-ac3-ac4-ac5 https://tuvansango.com/kha-nang-chong-mai-mon-ac3-ac4-ac5#respond Sat, 03 Apr 2021 12:21:38 +0000 https://tuvansango.com/?p=1723 more ]]> Để đánh giá chất lượng một tấm ván sàn cần dựa vào rất nhiều thông số kỹ thuật. Trong đó, nhiều người thường quan tâm đến chỉ số chống mài mòn AC (Abrasion Criteria) trên ván gỗ. Vậy chính xác tiêu chuẩn AC sàn gỗ là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng ván gỗ? Cùng Tư Vấn Sàn Gỗ tìm ra đáp án đầy đủ trong bài viết dưới đây!

Tiêu chuẩn AC sàn gỗ thể hiện khả năng chống mài mòn

Tiêu chuẩn AC sàn gỗ thể hiện khả năng chống mài mòn

Tại sao cần tìm hiểu về các thông số kỹ thuật trên sàn gỗ?

Thông số kỹ thuật giữ vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ sản phẩm nào, sàn gỗ cũng không ngoại lệ. Các thông số được ví như một bản hướng dẫn sử dụng và giải mã chi tiết nhất về sản phẩm mà bạn đang quan tâm. Nắm và hiểu được chính xác các thông số kỹ thuật trên ván sàn bạn sẽ biết cách sử dụng chúng sao cho đúng. Mặc dù đôi khi các thông số khá phức tạp nhưng đây là điều cần thiết để bạn có những đánh giá khách quan nhất về chất lượng của sản phẩm.

Thông số kỹ thuật ván sàn thể hiện qua lớp cấu tạo

Thông số kỹ thuật ván sàn thể hiện qua lớp cấu tạo

Thông số AC (Abrasion Criteria) trên sàn gỗ là chỉ số thể hiện khả năng chống mài mòn ở mức độ nào. Và không phải chọn sàn có mức AC càng cao là càng tốt. Vì các nhà sản xuất ván gỗ đã đưa ra các khảo sát chính xác cho hạng mục này. Mỗi chỉ số AC khác nhau sẽ phù hợp cho các hạng mục công trình cũng không giống nhau. Nếu bạn lựa lựa chọn ván sàn có chỉ số mài mòn không phù hợp vừa lãng phí chi phí mà cũng không tận dụng hết công năng mà nó mang lại.

Chỉ số chống mài mòn AC (Abrasion Criteria) ở sàn gỗ là gì?

Trên một tấm ván gỗ lát sàn được ký hiệu rất nhiều chỉ số. Trong đó, chỉ số AC được khá nhiều người quan tâm. Thực chất, AC (Abrasion Criteria) là một tiêu chuẩn đo lường khả năng chống mài mòn ở gỗ công nghiệp lát sàn. Phương pháp để xác định chỉ số này đó là dùng con quay ma sát trên bề mặt tấm sàn, đo lường số vòng quay để đánh giá kết quả chống mài mòn, chống xước và độ cứng của bề mặt ván.

Chỉ số chống mài mòn AC (Abrasion Criteria)

Lựa chọn thông số AC đúng chuẩn sẽ giúp mang lại không gian ốp sàn hoàn hảo

Tiêu chuẩn sàn gỗ AC được chia thành các thang đo theo mức độ chịu ma sát tăng dần, phổ biến nhất là từ AC1 đến AC5. Ngoài ra, một số thương hiệu ván sàn cao cấp trên thế giới có thể sản xuất ra các loại ván có độ chịu ma sát ở mức AC6. Tuy nhiên, loại này không phổ biến, chỉ phục vụ cho nhu cầu đặc thù ở các công trình với quy mô lớn và đòi hỏi khả năng chịu ma sát cực cao.

Sàn gỗ có những thang đo AC nào?

Như đã đề cập ở phần trên, thang đo chỉ số chống mài mòn AC cho sàn công nghiệp phổ biến từ AC1 – AC5. Khả năng chống mài mòn, chống xước của vật liệu sẽ tăng dần từ cấp độ 1 cho đến 5. Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, sàn gỗ còn được thiết kế bề mặt cao cấp có độ chống mài mòn AC6. Cụ thể như sau:

Thang đo Khả năng chịu lực Đặc tính của chỉ số chống mài mòn AC
AC1 ≥ 500 vòng quay Bề mặt có độ chống xước rất thấp, ván AC1 hầu như không được dùng để lát sàn vì khả năng chịu lực kém. Chỉ phù hợp sử dụng ở hạng mục trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian.
AC2 ≥ 1000 vòng quay Khả năng chống xước bề mặt thấp, ít được sử dụng. AC2 phù hợp dùng cho việc décor, trang trí ở các hạng mục công trình thương mại, tạo điểm nhấn cho không gian.
AC3 ≥ 2000 vòng quay Bề mặt có độ chống xước khá tốt. Được sử dụng tương đối rộng rãi trong công trình nội thất. Sàn gỗ AC3 cũng là thông số đạt mức chất lượng phổ thông. Phù hợp sử dụng ốp lát cho các công trình nhà ở thông thường, ít người ở. Hiện nay, sàn gỗ đạt mức AC được các chuyên gia trong ngành khuyên dùng cho các khu chung cư hiện đại hoặc nhà phố cao cấp. Các nhà kiến trúc sư, thiết kế cũng lựa chọn dòng sàn ở mức AC để áp dụng vào thiết kế vì giá thành phù hợp mà vẫn đảm bảo về chất lượng.
AC4 ≥ 4000 vòng quay Độ chống xước tốt, phù hợp cho nhiều vị trí lắp đặt được sử dụng phổ biến. Sàn gỗ AC4 cho khả năng chống xước khá cao, chịu được cường độ đi lại thường xuyên nhưng không quá nặng. Sử dụng rộng rãi cho các công trình thương mại với quy mô vừa. Chỉ số mài mòn AC4 ở ván gỗ phù hợp để ốp cho các công trình đông dân cư, từ cận cao cấp đến cao cấp.
AC5 ≥ 6000 vòng quay Bề mặt có khả năng chống xước rất tốt. Chịu được lực ma sát với tần suất cao, mật độ đi lại dày đặc. Phù hợp lắp đặt cho cả công trình dân dụng và thương mại cao cấp, đòi hỏi khả năng chịu lực trong thời gian dài.
AC6 ≥ 8500 vòng quay Bề mặt chống xước cực tốt. Khả năng chịu lực ma sát với tần suất vô cùng cao, chịu được mật độ đi lại dày đặc. Ván sàn AC6 phù hợp cho tất cả các công trình đòi hỏi chất lượng và nhu cầu đi lại cực cao. Thường các nhà dự án chỉ sử dụng ván sàn AC6 cho các công trình hạng sang, đòi hỏi khả năng chịu ma sát liên tục và chịu sức nặng cực tốt.

Thông thường, thông số kỹ thuật ván sàn AC đều được ký hiệu trên bao bì hoặc tem nhãn của sản phẩm. Mỗi cấp độ chống ma sát sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau, vị trí lắp đặt khác nhau. Vì vậy khi đi chọn sàn gỗ, nhất định phải chú ý đến thông này.

Nên chọn sàn gỗ có chỉ số AC mấy để lắp đặt?

Được chia thành nhiều cấp độ chống mài mòn khác nhau từ AC1 – AC6. Nhiều người khi đi mua sàn ván gỗ cũng còn khá phân vân không biết nên chọn loại sàn nào cho phù hợp. Theo thang đo tiêu chuẩn AC ở trên bạn cũng đã nhận ra sự khác biệt của mỗi cấp độ.

Chính xác thì các nhà sản xuất chia thành nhiều cấp độ rõ rệt như vậy để khách hàng có thể xác định được mục đích sử dụng và lựa chọn loại sàn phù hợp. Nếu bạn vẫn chưa quyết định được nên lắp loại sàn AC mấy cho công trình của mình thì hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây.

Đối với nhà ở dân dụng

Đặc trưng của nhà ở dân dụng đó là sử dụng nội bộ, số lượng người sử dụng và tần suất sử dụng thấp, kiểm soát được các tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy yêu cầu về tính chống ma sát, mài mòn của vật liệu gỗ lát trong nhà cũng không cần quá cao. Thông thường, các loại sàn gỗ công nghiệp đạt tiêu chuẩn AC3 đã có thể đảm bảo được khả năng chống trầy xước cho ngôi nhà của bạn. Với các loại sàn AC3 bạn có thể yên tâm về việc di chuyển đồ đạc, vệ sinh, lau chùi mà không làm xước sàn nhà.

AC3 phù hợp với các công trình nhà ở dân cư, nhà phố

AC3 phù hợp với các công trình nhà ở dân cư, nhà phố

Nếu có điều kiện về kinh tế thì bạn cũng hoàn toàn có thể lắp đặt các sản phẩm có độ chống mài mòn cao cấp hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn các dòng sàn có chỉ số quá cao vì nó không cần thiết, giá ván sàn AC cao cũng đắt hơn. Lựa chọn dòng vật liệu phù hợp với công trình sẽ giúp bạn tận dụng triệt để chất lượng và có thể sử dụng tối đa công năng của sản phẩm mang lại cách hiệu quả và tối ưu.

Đối với công trình công cộng, thương mại

Khác biệt với các công trình nhà ở hộ gia đình, các công trình cho khu vực công cộng, thương mại như: bệnh viện, trường học, sảnh khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng làm việc, … phải chịu nhiều tác động từ môi trường. Số lượng người sử dụng và tần suất đi lại cũng cao gấp nhiều lần. Phải chịu ma sát từ nhiều yếu tố khác nhau như giày dép đế nhọn, bánh xe đẩy, … hoặc thậm chí là chịu va đập mạnh từ các yếu tố không kiểm soát được.

Chính vì vậy, ván gỗ lát sàn ở những khu vực này đòi hỏi khả năng chịu lực, chịu ma sát cấp độ đặc biệt hơn. Trong đó, các loại sàn gỗ công nghiệp AC5 được ưu tiên sử dụng cho những công trình này.

AC4 phù hợp cho các công trình công cộng với tần suất đi lại cao hơn

AC4 phù hợp cho các công trình công cộng với tần suất đi lại cao hơn

Vậy khả năng chống mài mòn của sàn gỗ AC5 là gì? Được đánh giá là có cấp độ chịu ma sát cao nhất trong các dòng ván sàn thông dụng, AC5 chịu được trên 6000 vòng quay mà không khiến bề mặt xuất hiện vết xước. Độ bền bỉ của bề mặt AC5 giúp vật liệu có thể hoàn toàn chịu được lực ma sát do kim loại, va đập từ đồ nặng rơi trên bề mặt sàn. Một lựa chọn phù hợp cho các công trình công cộng.

Thông số AC quyết định đến chất lượng ván sàn như thế nào?

Thông thường, người dùng đánh giá chất lượng ván sàn sẽ dựa vào các thông số kỹ thuật hiển thị trên thông tin sản phẩm. Sàn gỗ có chỉ số AC càng cao sẽ cho chất lượng càng cao. Điều này không sai. Tuy nhiên, còn tùy vào nhu cầu sử dụng và quy mô công trình ốp lát. Lựa chọn dòng sàn có thông số AC phù hợp với diện tích và mức độ sử dụng sẽ cho bạn giải pháp tối ưu, vừa tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo tuổi thọ cho không gian ốp lát sàn.

Chỉ số AC càng cao sẽ cho chất lượng ván sàn càng cao

Chỉ số AC càng cao sẽ cho chất lượng ván sàn càng cao

Ngoài ra, chỉ số mài mòn AC được đánh giá là thông số quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng tổng thể của một tấm ván. Nếu sàn đảm bảo hết tất cả thông số kỹ thuật nhưng chỉ số AC lại quá thấp thì ván sàn đó cũng không đạt chất lượng.

Một dòng sàn tiêu chuẩn phải đảm bảo hết mọi thông số và thường chúng sẽ tỷ lệ thuận với nhau. Cốt gỗ đạt độ nén tỷ trọng cao; nồng độ phát thải E1 (Formaldehyde); chỉ số chịu lực Class mức 31,32; chỉ số chịu va đập IC2; chỉ số chống cháy B1, khả năng chịu nước tốt, … đều đạt ở mức tiêu chuẩn thì mới có thể nhận định dòng sàn đó cho chất lượng toàn diện.

Chỉ số chống mài mòn AC có phụ thuộc vào độ dày sàn gỗ không?

Ngoài cách dựa vào bài test cơ học là sử dụng con quay để kiểm tra chỉ số chống mài mòn ở sàn gỗ thì còn có thể dựa vào độ dày tấm ván. Thông thường, các tấm ván có độ dày càng cao thì thông số AC cũng sẽ cao để đạt ở mức chất lượng tương thích. Hiện nay, có 2 loại kích thước ván phổ biến đó là 8mm, 10mm và 12mm.

  • Đối với dòng sàn có độ dày 8mm: thường được sản xuất có chỉ số mài mòn từ AC3 – AC4. Vì độ dày 8mm được khuyên dùng cho các công trình nhà ở thông thường, những gia đình ít người hoặc những cửa hàng, studio có diện tích nhỏ, không chịu tác động đi lại liên tục nên chỉ số chống mài mòn cũng chỉ nằm ở mức vừa phải. Giúp người dùng tiết kiệm được chi phí tối đa khi lựa chọn dòng ván với độ dày 8mm này.
Ván sàn có độ dày 8mm tương thích với chỉ số AC đạt mức AC3 - AC4

Ván sàn có độ dày 8mm tương thích với chỉ số AC đạt mức AC3 – AC4

  • Đối với dòng sàn có độ dày 10mm: đây là độ dày vừa phải thường được khuyên dùng cho các công trình dân cư, dân dụng, nhà phố cao cấp hơn, đông người sử dụng hơn. Do đó, chỉ số tương thích cho dòng sàn này sẽ đạt ở mức AC4 – AC5. Tuy nhiên, đối với những công trình thương mại với diện tích, quy mô lớn sẽ không phù hợp lựa chọn dòng ván 10mm này.
Ván sàn có độ dày 10mm tương thích với chỉ số AC đạt mức AC4 - AC5

Ván sàn có độ dày 10mm tương thích với chỉ số AC đạt mức AC4 – AC5

  • Đối với dòng sàn có độ dày 12mm: Đây là kích thước chuyên dụng cho các công trình cao cấp có mật độ đi lại liên tục, chịu lực cao. Do đó, thông số AC đạt ở mức AC5 – AC6. Thông thường, dòng ván có độ dày 12mm thường sở hữu chỉ số AC5. Dòng ván này được sản xuất để ứng dụng vào các công trình công cộng, khu dân cư đông đúc, trung tâm thương mại, … sẽ đảm bảo khả năng chống trầy xước tốt, chống mài mòn cao mang lại tuổi thọ lâu dài cho không gian ốp lát.
Ván sàn có độ dày 12mm tương thích với chỉ số AC đạt mức AC5 - AC6

Ván sàn có độ dày 12mm tương thích với chỉ số AC đạt mức AC5 – AC6

Mẹo kiểm tra khả năng chống mài mòn ở sàn gỗ đơn giản dễ thực hiện

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm ván sàn để bạn lựa chọn. Nhưng chọn được sản phẩm chính hãng, chất lượng đúng với những thông số đã được công bố lại không phải đơn giản. Bởi sự nhập nhằng giữa hàng chính hãng và hàng nhái cũng dễ gặp trên thị trường.

Vậy làm cách nào để kiểm chứng được độ chống mài mòn của ván sàn thực tế? Dưới đây là một số mẹo để bạn có thể kiểm tra tính chống trầy xước ở sàn gỗ công nghiệp đơn giản mà độ chính xác khá cao.

kiểm tra khả năng chịu trầy xước ở sàn gỗ

Có nhiều cách giúp bạn kiểm tra khả năng chịu trầy xước ở sàn gỗ

  • Đi giày dép trực tiếp lên sàn gỗ để đánh giá tính chống xước của vật liệu. Bằng cách này bạn vừa có thể cảm nhận được độ ma sát của sàn nhà, độ êm cũng như đánh giá xem sàn nhà có bị trầy khi sử dụng giày dép thông thường không.
  • Một cách khác là sử dụng đồ bằng kim loại như chìa khóa để chà lên bề mặt và đánh giá tính chống trầy của ván sàn. Với những loại sàn cao cấp AC trở lên hoàn toàn sẽ không bị ảnh hưởng bởi ma sát của kim loại.
  • Sử dụng giấy nhám chà lên bề mặt để xác định khả năng chống mài mòn ở các vật liệu cao cấp sử dụng cho các công trình công cộng.
Lựa chọn sàn gỗ chất lượng để đảm bảo thông số AC

Bạn nên lựa chọn các dòng sàn có nguồn gốc sản xuất rõ ràng để đảm bảo thông số AC

Có thể nói, thông số kỹ thuật ván sàn rất quan trọng và chứa nhiều thông tin cần thiết cho người mua khi quyết định chọn một vật liệu nào đó. Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết tiêu chuẩn AC sàn gỗ – Độ chống mài mòn là gì rồi, ngoài ra bạn nên tham khảo thêm về cốt gỗ HDF để có thể chọn lựa được loại sàn chất lượng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn về các thông số trên, bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 0931 833 833. Chúc bạn chọn được vật liệu lát sàn chất lượng tốt!

]]>
https://tuvansango.com/kha-nang-chong-mai-mon-ac3-ac4-ac5/feed 0